Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Điện năng lượng mặt trời: Những điều cần biết từ A-Z

Đầu tư lắp điện năng lượng mặt trời là xu hướng được rất nhiều gia đình và doanh nghiệp quan tâm hiện nay bởi điện mặt trời được biết đến là nguồn năng lượng xanh, sạch cũng như đem lại nhiều lợi ích to lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ điện năng lượng mặt trời là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điện mặt trời ra sao cũng như giá lắp, cách lắp đặt và vệ sinh hệ thống điện mặt trời như thế nào.

Bài viết dưới đây SUNEMIT sẽ giải đáp cho các bạn tất tần tật từ A – Z những điều cần biết về điện mặt trời, các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

những điều cần biết về điện mặt trời

Hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì?

Điện năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, sử dụng tế bào quang điện để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng để đưa vào sử dụng trong đời sống dựa trên cơ chế hiệu ứng quang điện. 

Khi nhu cầu và giá điện hiện nay thì không ngừng tăng lên, thì giải pháp điện năng lượng mặt trời trở nên tối ưu hơn bao giờ hết. Hệ thống sử dụng nguồn năng lượng sạch, tái tạo, đáng tin cậy, mang lại giá trị cho con người. 

Thành phần chính có trong các tấm pin mặt trời là silic tinh khiết – chứa trên bề mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh  sáng là điốt quang, thực hiện quang năng thành điện năng. Các tế bào quang điện sẽ được bảo vệ bởi lớp kính trong suốt ở mặt trước, lớp nhựa ở mặt sau. Và được đóng gói chân không thông qua lớp nhựa polymer. Đảm bảo cho tấm pin hoạt động tốt. 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời

Cấu tạo 

Cấu tạo cơ bản của một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới cơ bản bao gồm các bộ phận sau: Tấm pin năng lượng mặt trời, Bộ chuyển đổi Inverter, hệ thống khung giàn giá đỡ và các bộ phận khác.

Tấm pin năng lượng mặt trời 

Cấu tạo: 

  • Khung nhôm. 
  • Kính cường lực 
  • Lớp màng EVA
  • Solar Cell 
  • Tấm nền pin 
  • Hộp đấu dây
  • Cáp điện
  • Jack kết nối MC4
Phân loại: 

  • Pin Mono: được tạo ra từ silic đơn tinh thể, có hiệu suất cao. 
  • Pin Poly: được cấu tạo ra từ silic đa tinh thể, có hiệu suất cao và giá thành phải chăng. 
  • Pin Thin-film: được cấu tạo từ các màng mỏng film, có trọng lượng nhẹ.

» Có thể bạn quan tâm: 3 loại pin năng lượng mặt trời phổ biến nhất

Bộ chuyển đổi inverter

Là bộ chuyển điện có chức năng biến đổi dòng điện một chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC)
Phân loại:

  • Biến tần chuỗi (String inverter).
  • Biến tần chuỗi kết hợp bộ tối ưu hóa sức mạnh (Power Optimizer).
  • Biến tần vi mô (Micro inverter).
  • Biến tần hòa lưới 1 pha STS-5000.
  • Biến tần hòa lưới 3 pha SMA STP-25000.

» Có thể bạn quan tâm: Phân loại các loại biến tần năng lượng mặt trời Solar Inverter

Hệ thống khung giàn, giá đỡ 

Là hệ thống khung và các thiết bị phụ hỗ trợ cố định các tấm pin vào phần mái nhằm đảm bảo các tấm pin tiếp cận được ánh sáng mặt trời tối đa công suất. 

Các phụ kiện điện khác 

Gồm có các thiết bị phụ kiện như: 

  • Cáp nguồn AC: Nên chọn cáp bọc thép 4 lõi bằng đồng, cáp kết nối biến tần vời hộp điện 
  • Cáp DC: Là cáp bằng đồng lõi đơn, kết nối các dây với biến tần 
  • Cầu giao và công tắc: Kiểm tra dòng điện đầu ra tối đa của biến tần. Từ đó xác định được kích thước của bộ ngắt. 
  • Bộ giám sát: Để đo lường hệ thống của bạn đã tạo ra bao nhiêu kWh. 

Nguyên lý hoạt động 

Chỉ cần nhìn vào cấu tạo của hệ thống điện mặt trời là bạn đã có thể đoán ra được nguyên lý hoạt động các vận hành của hệ thống. Tấm pin mặt trời được lắp đặt ở những nơi có tiếp xúc được nhiều ánh sáng mặt trời nhất như mái nhà, phần đất trống,… Sau đó trực tiếp hấp thụ ánh sáng chiếu vào tấm pin và biến đổi ánh sáng đó thành dòng điện 1 chiều theo hiệu ứng quang điện. 

Dòng điện 1 chiều này sẽ được thiết bị inverter chuyển đổi thành dòng xoay chiều. Khi dòng điện được biến đổi thành điện xoay chiều với điện áp chuẩn là 220V thì sẽ sạc đầy hệ thống ắc quy lưu trữ, sau đó trực tiếp hòa vào điện lưới nhà nước. Cả hai nguồn điện sẽ song song cấp điện cho các tải tiêu thụ điện. Nếu điện mặt trời không đủ để sản sinh thì các tải điện mới nhận điện từ điện lưới. 

» Có thể bạn quan tâm: Hệ thống điện mặt trời là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Những lợi ích khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời 

Lợi ích mà điện năng lượng mặt trời mang lại là vô cùng to lớn như:

  • Tiết kiệm đến 90% chi phí điện hàng tháng cho việc sử dụng sản xuất, sinh hoạt hàng tháng. 
  • Thời gian sử dụng lên đến 25-30 năm.
  • Được sử dụng hệ thống điện an toàn và ổn định. Không lo tình trạng điện chập chờn hay cúp điện thất thường nữa. 
  • Không tốn nhiều chi phí bảo hành, bảo dưỡng. 
  • Giúp nâng tầm của ngôi nhà, doanh nghiệp lên. 
  • Mang nhiều lợi ích kinh tế cũng như tăng thêm thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Góp phần bảo vệ môi trường, làm giảm ô nhiễm không khí, làm giảm quá trình hiệu ứng nhà kính. 

Lợi ích khi lắp đặt điện mặt trời

» Có thể bạn quan tâm: Có nên lắp điện năng lượng mặt trời không?

Có mấy loại hệ thống điện năng lượng mặt trời 

Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới (On grid)

Đây là hệ thống được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nguồn điện được pin mặt trời tạo ra sẽ ưu tiên cho nhu cầu sử dụng điện trước. Khi nhu cầu điện lớn hơn lượng điện mà hệ thống điện mặt trời tạo ra thì hệ thống sẽ tự động lấy điện lưới quốc gia để sử dụng. 

Nếu lượng điện sử dụng ít hơn lượng điện tạo ra thì số dư điện này sẽ được bán lại cho EVN và tạo thành khoản thu nhập từ đó.

» Xem thêm: Báo giá chi phí lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới

Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập (Off grid)

Với hệ thống này, thì lượng điện được tạo ra sẽ sản xuất ra điện sau đó dẫn điện đến các bình ắc quy để lưu trữ điện. Hệ thống này hoàn toàn không phụ thuộc vào điện lưới. 

» Xem thêm: Báo giá lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập

Hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp (Hybrid)

Đây là sự kết hợp của hệ thống hòa lưới và hệ thống độc lập. Hệ thống sẽ vừa kết nối với lưới điện quốc gia vừa có ắc quy để lưu trữ phục vụ cho các nhu cầu cần thiết.

» Xem thêm: Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có lưu trữ (Hybrid)

Các bước lắp đặt hệ thống điện mặt trời 

Bước 1: Tư vấn và khảo sát hệ thống phù hợp với nhu cầu sử dụng 

SUNEMIT thực hiện tư vấn cho khách hàng các loại hình lắp đặt điện mặt trời nhằm đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, đội ngũ lắp đặt sẽ tư vấn hệ thống phù hợp với các thông số cụ thể. 

Bước 2: Tính toán hướng và góc nghiêng phù hợp để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, tính toán chi phí 

Thực hiện khảo sát địa điểm lắp đặt để làm cơ sở thiết kế khung, giàn, hướng lắp đặt chính xác giúp hệ thống hoạt động với mức công suất tốt nhất. 

Quá trình khảo sát thực tế sẽ giúp 

  • Đảm bảo việc lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật điện 
  • Dễ dàng hơn trong quá trình lắp đặt 
  • Đảm bảo tấm pin được thiết kế lắp đặt mang lại hiệu suất cao nhất. 

Bước 3: Ký kết hợp đồng 

Khi đã thống nhất về gói lắp đặt hệ thống, SUNEMIT sẽ chuẩn bị hợp đồng để 2 bên ký kết. Nội dung hợp đồng ghi rõ tên thiết bị, hệ thống lắp đặt, báo giá, thời gian hoàn hành, chế độ bảo hành,…

Bước 4: Tiến hành lắp đặt theo bản thiết kế và dự định đã có trước. 

Quá trình này cần được thực hiện bởi những kỹ sư có tay nghề cao, có chuyên môn. Đội ngũ công ty lắp đặt có chất lượng để đảm bảo sản phẩm, quy trình lắp đặt đạt đúng tiêu chuẩn. 

Bước 5: Kích hoạt hệ thống giám sát thông minh 

Sau khi lắp đặt xong, khách hàng có thể theo dõi quá trình hoạt động thông qua hệ thống giám sát thông minh. Đội ngũ kỹ sư của SUNEMIT sẽ cung cấp một tài khoản và hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng để theo dõi sản lượng điện sinh ra mỗi ngày.

Bước 6: Bảo trì và bảo dưỡng

Thực hiện các chế độ bảo hành đảm bảo cho khách hàng và hỗ trợ nhanh chóng khi thiết bị gặp sự cố.

» Có thể bạn quan tâm: Cách lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đúng cách

Các hệ thống điện mặt trời phù hợp cho hộ gia đình

Các hệ thống điện mặt trời cho hộ gia đình được lựa chọn nhiều nhất là các hệ thống điện hòa lưới 5kw, 10kw, 15kw và 20kw.

Xem chi tiết:

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới 5kw.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới 10kw.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới 15kw.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới 20kw.

Tuy nhiên để lắp đặt đúng thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình hay doanh nghiệp của bạn thì cần tính toán dựa vào:

  • Số tiền điện hàng tháng phải chi trả là bao nhiêu trong 03 tháng liền nhau gần đây nhất.
  • Diện tích lắp đặt.
  • Chi phí lắp đặt.

>>> Để biết rõ hơn hệ thống nào phù hợp với hộ gia đình của bạn thì các bạn có thể tham khảo bài viết Hộ gia đình nên lắp hệ thống điện mặt trời bao nhiêu Kwp?

Cách vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời

Để đảm bảo được vệ sinh và bảo dưỡng đúng cách, chúng tôi khuyên bạn nên nhờ đến các đội ngũ chuyên dụng để đảm bảo kiểm tra hệ thống hoạt động có ổn định hay không

vệ sinh tấm pin mặt trời

Các bước vệ sinh:

  • Kiểm tra kết cấu giàn khung 
  • Kiểm tra các biểu hiện bất thường trên bề mặt pin 
  • Làm sạch tấm pin 
  • Kiểm tra junction box 
  • Bảo trì inverter 
  • Kiểm tra kết nối dây dẫn 
  • Kiểm tra nối đất hệ thống 

Chi phí lắp đặt cho hệ thống điện năng lượng mặt trời 

Tùy thuộc và mục đích sử dụng và tài chính để lắp đặt mà Quý khách hàng có thể lựa chọn hệ thống điện mặt trời hợp lý nhất. 

Hiện nay có nhiều gói lắp đặt khác nhau để ứng với nhu cầu mà bạn đang tìm kiếm. Bạn có thể dự toán chi phí lắp đặt dựa vào số tiền điện trung bình của gia đình hay doanh nghiệp bạn sử dụng. Thường thì chi phí lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn dao động từ 11 triệu đến 15 triệu / Kwp đối với hệ hòa lưới.

Để biết mức chi phí lắp đặt chính xác nhất, vui lòng liên hệ SUNEMIT để được tư vấn miễn phí. 

» Có thể bạn quan tâm: Báo giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Một số câu hỏi thường gặp 

Có bán lại điện mặt trời cho EVN được không ?

Nếu bạn lắp hệ thống điện mặt trời hòa lưới hoặc hệ thống điện mặt trời kết hợp thì hoàn toàn có thể bán lại điện cho điện lưới quốc gia EVN.

Lắp đặt điện mặt trời sau bao lâu thì hoàn vốn 

Nếu không có sự cố gì xảy ra thì tấm pin mặt trời sẽ hoạt động khoảng 25-30 năm, inverter hoạt động khoảng 10 năm. Vậy thì thời gian hoàn vốn có thể khoảng:

  • Đối với doanh nghiệp sử dụng hệ thống lớn: Sau 5 năm hoàn vốn.
  • Đối với gia đình: Sau 4-5 năm hoàn vốn.

Với điều kiện: Không vay vốn hay chịu lãi suất khi lắp đặt hệ thống 

Hệ thống có tuổi thọ bao nhiêu 

Các tấm pin mặt trời đảm bảo có tuổi thọ từ 25-30 năm với mức công suất trên 80%. Inverter hay ắc quy điện sẽ có tuổi thọ vào khoảng 5-10 năm. 

Hệ thống điện mặt trời có hoạt động được vào buổi tối không?

Điện mặt trời hoạt động dựa vào nguyên lý quang năng, tức là cần ánh sáng mặt trời để hoạt động. Vì thế mà các hệ thống điện mặt trời không thể hoạt động vào buổi tối. Khi tối đến hệ thống sẽ dùng điện lưới hoặc điện được tích trữ ở ắc quy. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin mà khách hàng cần biết về điện năng lượng mặt trời. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn thì liên hệ với SUNEMIT để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn chi tiết, cụ thể nhất. 

Điện Mặt Trời SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

Hotline: 0946868498 – 0943968848

Website: https://sunemit.com

Facebook: https://facebook.com/sunemit

Địa chỉ văn phòng: p806 số 205 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.

    5/5 - (2 bình chọn)
    Ấn gọi nhanh
    Gọi ngay
    Ấn gọi nhanh
    Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger