Camera năng lượng mặt trời: Khái niệm, phân loại và cách hoạt động
Mục Lục
Camera năng lượng mặt trời là một giải pháp hữu ích dành cho việc giám sát và bảo vệ an ninh tại các địa điểm, khu vực ở xa không có lưới điện như: các trang trại, khu nghỉ dưỡng, địa điểm xây dựng, đường quốc lộ… Vậy camera năng lượng mặt trời khác camera thông thường ở điểm gì, cách hoạt động của nó ra sao, có nên đầu tư không? Để trả lời cho những công hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Camera năng lượng mặt trời là gì?
Camera năng lượng mặt trời là loại camera sử dụng các tấm pin mặt trời để thu năng lượng và vận hành camera. Thiết bị không sử dụng dây cáp hay bất kỳ nguồn cắm điện nào, thay vào đó sử dụng chính năng lượng mặt trời và dùng sim 4G (hoặc kết nối Wifi) để truyền tín hiệu đến các thiết bị như: điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay, tivi…
Các loại camera chạy bằng năng lượng mặt trời
Hiện nay trên thị trường có 2 loại camera chạy bằng năng lượng mặt trời đó là: camera dùng wifi và camera dùng sim 4G.
Camera năng lượng mặt trời Wifi: Đây là loại camera có khả năng kết nối với Wifi tại nhà. Sau khi kết nối, camera sẽ truyền tín hiệu hình ảnh, video đến thiết bị nhận, giúp người dùng theo dõi và giám sát an ninh khu vực mình muốn. Với loại camera này, chúng sẽ phải đặt gần cục phát Wifi đảm bảo tín hiệu truyền đi luôn ổn định, liên tục và rõ nét nhất.
Camera năng lượng mặt trời 4G: Loại camera này được tích hợp sim 4G để kết nối internet và truyền tải tín hiệu đến các thiết bị di động. Ưu điểm của thiết bị này là có thể lắp đặt ở bất cứ khu vực nào, tuy nhiên một số loại camera 4G năng lượng mặt trời chỉ hỗ trợ sao lưu hình ảnh khi phát hiện chuyển động mà không có khả năng lưu hình ảnh trong toàn bộ quá trình hoạt động.
Cách hoạt động của camera năng lượng mặt trời
Một bộ camera năng lượng mặt trời không dây thường bao gồm: tấm pin mặt trời và camera có tích hợp pin sạc. Tấm pin mặt trời có chức năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng để sạc vào pin tích hợp trong camera. Một bộ biến tần cũng được đi kèm trong camera giúp chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) từ các tấm pin mặt trời thành dòng điện xoay chiều (AC) để camera hoạt động. Vào ban ngày, lượng điện dư thừa tạo ra từ các tấm pin sẽ được lưu trữ trong pin để sử dụng vào ban đêm khi không có ánh sáng mặt trời.
Như vậy có thể thấy cơ chế hoạt động của camera dùng pin năng lượng mặt trời cũng tương tự như một hệ thống điện mặt trời hoàn chỉnh. Tuy nhiên thay vì cung cấp năng lượng cho toàn bộ các thiết bị trong nhà như hệ thống điện mặt trời thì camera năng lượng mặt trời chỉ cung cấp năng lượng cho bản thân thiết bị.
Lợi ích của camera dùng năng lượng mặt trời
So với camera thông thường, camera dùng năng lượng mặt trời sở hữu những lợi thế cạnh tranh sau:
Linh hoạt vị trí lắp đặt: Vì camera năng lượng mặt trời không yêu cầu dây, cáp hoặc lưới điện để hoạt động nên chúng có thể lắp ở bất cứ đâu, bao gồm cả những khu vực bị cô lập hoặc địa điểm đi lại khó khăn như vùng sâu vùng xa, hải đảo…
Dễ dàng cài đặt và di chuyển: Cũng do yếu tố không dây nên camera có thể tháo lắp, di chuyển giữa các vị trí rất thuận tiện, từ đó giúp giảm thiểu thời gian và chi phí lắp đặt cho người dùng.
Tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường: Thiết bị sử dụng chính năng lượng mặt trời để hoạt động nên không tiêu tốn điện năng, không phát thải khí CO2 gây ô nhiễm môi trường.
Lưu dữ liệu và hoạt động cả khi mất điện: Camera chạy bằng năng lượng mặt trời vẫn có thể hoạt động cả vào ban đêm và ban ngày ngay cả khi mất điện. Vì vậy dữ liệu luôn được cung cấp đến người dùng, đảm bảo an toàn và an ninh cho các khu vực cần theo dõi.
Cách chọn camera năng lượng mặt trời tốt nhất
Để tìm được sản phẩm camera năng lượng mặt trời tốt nhất cho mục đích sử dụng, người dùng cần quan tâm đến những đặc tính sau của camera:
Độ phân giải camera: Độ phân giải camera xác định độ sắc nét của cảnh quay được camera ghi lại. Vì vậy để dễ dàng cho việc quan sát, người dùng nên chọn kiểu máy có độ phân giải cao (HD) và sắc nét.
Trường nhìn: Trường nhìn mô tả phạm vi bao phủ của camera. Trường nhìn rộng hơn sẽ giúp người dùng theo dõi được phạm vi khu vực lớn.
Công suất của tấm pin năng lượng mặt trời: Công suất tấm pin mặt trời sẽ quyết định đến sản lượng điện tạo ra từ tấm pin. Tấm pin có công suất cao hơn sẽ giúp pin được sạc nhanh hơn, cung cấp nhiều năng lượng hơn cho camera, từ đó đảm bảo camera hoạt động liên tục và ổn định.
Tầm nhìn ban đêm: Ngoài theo dõi ban ngày thì việc kiểm tra và giám sát ban đêm cũng rất cần thiết, vì vậy bạn nên chọn loại camera có thể theo dõi vào ban đêm và có thể ghi lại video khi phát hiện chuyển động trong khu vực đó.
Khả năng giám sát từ xa và cảnh báo trên điện thoại: Đây là những tính năng hữu ích đối với những ai cần theo dõi nhà ở hay văn phòng từ xa mà không cần có mặt ở đó.
Các tính năng thông minh khác: ví dụ như phát còi báo động và chiếu đèn pha khi có kẻ gian xâm nhập… Đây là những tính năng bảo mật quan trọng giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn vào ban đêm hoặc khi bạn đi vắng một cách hiệu quả.
Một số thương hiệu camera năng lượng mặt trời bán chạy nhất
Trên thị trường hiện nay có không ít các thương hiệu phân phối và cung cấp các dòng sản phẩm camera chạy bằng năng lượng mặt trời. Tuy nhiên được đánh giá về uy tín và chất lượng cũng như được nhiều khách hàng lựa chọn nhất có thể kể đến các thương hiệu sau:
- Camera năng lượng mặt trời 4g Hikvision
- Camera năng lượng mặt trời 4g Dahua
- Camera năng lượng mặt trời 4g Vantech
Với việc lựa chọn những thương hiệu camera an ninh nổi tiếng, khách hàng không chỉ được sử dụng các sản phẩm chất lượng, độ bền cao mà còn nhận được dịch vụ sau bán hàng tốt nhất.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thiết bị camera năng lượng mặt trời, hy vọng sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc của mình, từ đó hỗ trợ cho việc ra quyết định mua camera an ninh sau này.
Với niềm yêu thích đối với các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời, tôi hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống điện mặt trời. Từ đó chọn sử dụng điện mặt trời không chỉ để giảm thiểu chi phí điện năng, mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và hướng đến một tương lai xanh, bền vững hơn.