Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

So sánh điện mặt trời và điện gió: Nên chọn hệ thống nào?

Điện mặt trời và điện gió đều là năng lượng tái tạo vì chúng được lấy từ các nguồn năng lượng tái tạo mặt trời và gió tương ứng. Tuy cả hai đều thuộc dạng năng lượng tái tạo và được sản xuất một cách sạch sẽ, hiệu quả nhưng chúng vẫn sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Vậy so sánh điện mặt trời và điện gió, năng lượng nào tối ưu hơn? Cùng Sunemit tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu điện mặt trời và điện gió

Để so sánh điện gió và điện mặt trời chi tiết, trước hết chúng ta cần hiểu về cơ chế tạo ra điện từ hai nguồn năng lượng tự nhiên này.

  • Điện mặt trời: Hệ thống sử dụng tấm pin mặt trời để hấp thụ quang năng và chuyển hóa thành điện năng.
  • Điện gió: Hệ thống tạo ra điện bằng cách sử dụng năng lượng từ gió để làm quay tuabin gió, khiến rotor quay. Rotor được nối với trục chính, trục chính sẽ truyền động để làm quay trục quay máy phát và tạo ra điện.

Đây là hai nguồn năng lượng tự nhiên được sử dụng phổ biến nhất để tạo ra nguồn điện năng phục vụ cho đời sống sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế và xã hội.

So sánh điện mặt trời và điện gió: Nên chọn hệ thống nào 1

So sánh điện mặt trời và điện gió

Về tính hiệu quả

Đối với hệ thống tuabin gió, hiệu suất chuyển đổi năng lượng gió thành điện năng đạt khoảng 50%, trong khi đó với hệ thống điện mặt trời, hiệu suất chuyển đổi chỉ đạt 15% – 20%. Điều này cho thấy một tuabin gió có thể sản xuất được nhiều điện hơn so với một tấm pin mặt trời nếu được cung cấp đủ năng lượng.

Tuy nhiên, hiệu suất chuyển đổi cao hơn không đồng nghĩa với việc sử dụng năng lượng gió tối ưu hơn năng lượng mặt trời. Bởi hệ thống tuabin gió phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, mà hầu hết các ngày đều sẽ thiếu gió. Đặc biệt trong các khu vực thành thị, gió thường bị cản từ các tòa nhà khiến hệ thống không sản xuất được điện năng hoặc sản xuất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân.

Trong khi đó, đối với điện năng lượng mặt trời, các tấm pin có thể hấp thu ánh sáng mặt trời cả trong những ngày có nắng và không nắng, thậm chí cả khi trời mưa để chuyển hóa thành điện năng. Do đó, khả năng sản xuất điện từ hệ thống điện mặt trời là liên tục, không bị gián đoạn trừ ban đêm. Nếu muốn sử dụng điện mặt trời vào ban đêm, bạn có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời có lưu trữ để cấp điện cho các thiết bị trong nhà.

So sánh điện mặt trời và điện gió: Nên chọn hệ thống nào 2

Về giá thành, chi phí

So sánh chi phí lắp đặt điện mặt trời so với điện gió thì nhìn chung hệ thống điện mặt trời sẽ có chi phí cao hơn. Tuy nhiên, mức chi phí của từng hệ thống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chi phí lắp điện mặt trời sẽ phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ điện của mỗi gia đình, tùy thuộc vào loại pin mặt trời mà khách hàng lựa chọn (pin mono sẽ đắt hơn pin poly). Trong khi đó, chi phí cho hệ thống điện gió sẽ phụ thuộc vào chiều cao của tháp, kích thước hệ thống và cả những chi phí kết nối điện lưới…

Về hệ thống bảo trì

Đối với hệ thống năng lượng mặt trời, đa phần hệ thống quang điện đều không chứa các bộ phận hoạt động cơ học, điều này khiến chúng ít cần bảo trì hơn. Thay vào đó, bạn chỉ cần vệ sinh các tấm pin mặt trời để tối ưu hóa sản lượng điện tạo ra từ pin.

Đối với hệ thống điện gió, cơ chế vận hành và sản xuất điện cần đến sự chuyển động của các động cơ nên gây ra sự bào mòn, ma sát. Vì vậy, hệ thống này sẽ yêu cầu bảo trì cao hơn, tốn kém hơn so với hệ thống điện mặt trời.

So sánh điện mặt trời và điện gió: Nên chọn hệ thống nào 3

Về tính ứng dụng

Điện gió có phần hạn chế về ứng dụng hơn so với điện mặt trời, bởi nó thường là hệ thống tuabin gió lớn nên khó được ứng dụng vào các thiết bị nhỏ. Ngược lại, hệ thống điện mặt trời được ứng dụng rộng rãi, sử dụng cho nhiều vật dụng và thiết bị khác nhau, chẳng hạn như năng lượng mặt trời máy nước nóng, năng lượng mặt trời ô tô, đèn năng lượng mặt trời…

Xem thêm: Ứng dụng của năng lượng mặt trời trong đời sống

Nên lắp điện năng lượng mặt trời hay điện gió?

Cả hệ thống điện mặt trời và hệ thống điện gió đều phát huy những lợi thế riêng nếu được lắp đặt tại những khu vực phù hợp nhất. Cụ thể như sau:

Tuabin gió nên được lắp đặt tại các khu vực nông thôn, nơi có địa điểm rộng để đón được nhiều gió. Ngược lại, không nên lắp tại các khu vực thành thị, bị ảnh hưởng bởi các tòa nhà hay các chướng ngại vật khác sẽ khiến sản lượng điện năng được sản xuất kém hơn. Tuy nhiên dù lắp ở khu vực nào thì hệ thống này cũng gây ra tiếng ồn khá lớn, ảnh hưởng đến môi trường âm thanh xung quanh.

Trong khi đó, hệ thống điện mặt trời có thể lắp ở bất cứ đâu, kể cả thành thị hoặc nông thôn hay các khu vực ngoại thành. Bởi hệ thống này tốn ít diện tích và có thể lắp đặt trên mái nhà, tòa nhà, các khu công nghiệp một cách tiện lợi mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, hệ thống điện mặt trời hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các khu vực miền trung và miền nam nước ta, nơi có khí hậu nắng nóng diễn ra nhiều hơn. Ngoài ra, điện mặt trời khu vực miền bắc cũng đang được phát triển bởi hiệu suất và tính ứng dụng của nó mang lại cũng rất lớn.

So sánh điện mặt trời và điện gió: Nên chọn hệ thống nào 4

Xem thêm: Có nên lắp điện năng lượng mặt trời không?

Như vậy so sánh giữa điện mặt trời và điện gió, hệ thống điện mặt trời vẫn là lựa chọn tốt hơn vì năng lượng mặt trời ít phụ thuộc vào tự nhiên hơn, ít bảo trì hơn, không có tiếng ồn và được sử dụng phổ biến hơn so với hệ thống tuabin gió hiện nay.

Hi vọng với những thông tin cung cấp trên đây, bạn đọc có thể so sánh điện mặt trời và điện gió để chọn được hệ thống cung cấp điện phù hợp nhất, tối ưu cho mục đích sử dụng của mình.

Để được tư vấn và báo giá hệ thống điện mặt trời chi tiết nhất, liên hệ ngay SUNEMIT – đơn vị cung cấp giải pháp thiết kế, lắp đặt điện mặt trời uy tín tại Việt Nam.

ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

Hotline: 0946868498 – 0943968848

Website: https://sunemit.com

Facebook: https://facebook.com/sunemit

Địa chỉ văn phòng: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger