Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Tín chỉ carbon là gì? Tiềm năng thị trường carbon ở Việt Nam

Tín chỉ carbon là một đơn vị được dùng để giới hạn lượng khí thải carbon mà một doanh nghiệp được phép thải ra môi trường. Thuật ngữ này được công bố nhằm hướng đến mục tiêu giảm lượng khí thải carbon, giúp bảo vệ bầu khí quyển và chống lại biến đổi khí hậu. Để hiểu thêm về tín chỉ carbon và những kiến thức liên quan, hãy cùng SUNEMIT tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon hay định mức carbon được coi như một loại giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác (CH4, NO2) tương đương CO2 theo mục tiêu đã cam kết.

Ngoài ra, còn có thể hiểu tín chỉ carbon như một loại tín chỉ có thể kinh doanh, trao đổi, mua bán giữa các đơn vị có lượng phát thải CO2 dư thừa và thiếu trên thị trường.

Một tín chỉ carbon sẽ tương đương với một tấn khí CO2. Giá 1 tín chỉ carbon thường dao động từ 6USD đến gần 100USD tùy từng thời điểm và quy mô của các lô tín chỉ carbon.

(CO2 được đại diện cho mọi loại khí nhà kính phát thải ra môi trường. Các loại khí nhà kính khác sẽ được quy đổi sang CO2 để thực hiện các giao dịch trên thị trường carbon).

tín chỉ carbon là gì
Tín chỉ cacbon là gì?

Thị trường carbon là gì?

Theo thỏa thuận chung tại Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu và những thỏa thuận quốc tế khác về khí thải nhà kính thì các quốc gia cần thực hiện việc cắt giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường.

Theo đó, mỗi công ty, nhà máy sản xuất đều có một định mức về lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường. Nếu cao hơn mức quy định, những đơn vị này sẽ phải mua thêm tín chỉ carbon để không vi phạm quy định chung về bảo vệ môi trường. Ngược lại, nếu lượng phát thải thực tế nhỏ hơn mức giới hạn thì đơn vị đó có thể bán số tín chỉ carbon chưa sử dụng cho các đơn vị khác.

Do đó, thị trường carbon chính là một hệ thống giao dịch về việc mua bán, trao đổi tín chỉ carbon giữa các công ty, đơn vị, tổ chức hoặc giữa các quốc gia tham gia vào thị trường. Đối với các vấn đề về môi trường, khí CO2 được coi là một loại khí thải, đại diện cho các loại khí nhà kính khác gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó mà các giao dịch trên thị trường carbon thường được gọi chung là việc mua bán hay trao đổi carbon.

» Xem thêm: Tham gia vào thị trường carbon, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Cách tính tín chỉ carbon

Để tính toán số tín chỉ carbon, bạn cần dựa vào lượng khí thải carbon được sinh ra từ một hoạt động cụ thể, chẳng hạn như hoạt động sản xuất hàng hóa, hoạt động công nghiệp hoặc trong quá trình di chuyển hàng ngày… Và cứ mỗi tấn CO2 thải ra môi trường sẽ được tính là 1 tín chỉ carbon. Do đó, từ lượng phát thải CO2, bạn sẽ tính được số tín chỉ carbon mà doanh nghiệp đã sử dụng.

cách tính tín chỉ carbon là gì

Các loại thị trường carbon

Hiện nay có hai loại thị trường carbon là: tuân thủ và tự nguyện.

  • Thị trường carbon tuân thủ: Thị trường này được tạo ra từ sự cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC), bắt buộc các quốc gia thành viên phải thực hiện theo quy định, nhằm mục tiêu cắt giảm lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường.
  • Thị trường carbon tự nguyện: Đây là thị trường đề cập đến việc phát hành, mua và bán tín chỉ carbon trên cơ sở tự nguyện giữa các tổ chức, công ty hoặc giữa các quốc gia.

Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam khi nào được triển khai?

Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng hội thảo về đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm thị trường carbon vào năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028.

Với đề án này, nước ta sẽ tiến hành tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon trong năm 2025. Nội dung thực hiện bao gồm việc xây dựng quy chế vận hành, các cơ chế mua bán, trao đổi tín chỉ carbon trong nước và quốc tế để phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên.

Đến năm 2028, Việt Nam sẽ chính thức tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Quy định các hoạt động kết nối, mua bán và trao đổi tín chỉ carbon giữa các đơn vị, doanh nghiệp trong nước và với thị trường nước ngoài, giữa các nước trên thế giới.

Theo đó, các đối tượng tham gia vào thị trường carbon ở Việt Nam được quy định như sau:

  • Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do nhà nước và chính phủ ban hành.
  • Các đơn vị tham gia vào thị trường cần thực hiện theo cơ chế trao đổi, mua bán tín chỉ carbon trong nước và quốc tế, phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà trong đó Việt Nam là nước thành viên.
  • Các cá nhân và tổ chức có liên quan đến các hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính hay tín chỉ carbon trên thị trường.

Tiềm năng phát triển thị trường carbon ở Việt Nam

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển thị trường carbon do có đến 3/4 diện tích là đất rừng, cùng với đó là các loại hình khác như biển, năng lượng tái tạo… Tất cả đều tạo ra tín chỉ carbon. Tuy nhiên, việc vận hành thị trường carbon tại Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức như: Việc theo dõi, giám sát và báo cáo tiến trình trao đổi, mua bán tín chỉ carbon cần kỹ thuật khá phức tạp; chính phủ cần có quy định rõ ràng về những ngành nghề nào phải tham gia vào thị trường; đồng thời cần có sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo kết nối tốt giữa các doanh nghiệp.

Tuy có những khó khăn nhưng việc xây dựng hệ thống giao dịch tín chỉ carbon vẫn là một giải pháp cần thiết để các doanh nghiệp trong nước giảm thải lượng khí thải nhà kính, chuyển dần sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Điều này không chỉ đóng góp phần lớn vào việc bảo vệ môi trường mà còn giúp các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh, sản xuất cho đơn vị của mình.

tiềm năng phát triển thị trường tín chỉ carbon là gì
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu lượng khí thải CO2

Trên đây là những thông tin chi tiết về tín chỉ carbon, định nghĩa tín chỉ carbon là gì và những kiến thức liên quan, hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về thuật ngữ này và có những động thái tích cực như chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu lượng carbon, hỗ trợ bảo vệ môi trường tốt hơn.

ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

  • Hotline: 0946868498 – 0943968848
  • Website: https://sunemit.com
  • Facebook: https://facebook.com/sunemit
  • Văn phòng miền Bắc: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Văn phòng miền Nam: KĐT Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM
5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger