Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Tham gia vào thị trường carbon, doanh nghiệp cần biết những gì?

Tại Việt Nam, thị trường carbon hay sàn giao dịch tín chỉ carbon vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ, tuy nhiên trên thế giới mô hình này đã rất phổ biến, được nhiều quốc gia áp dụng và đóng góp tích cực vào việc giảm phát thải khí nhà kính. Đối với các doanh nghiệp, mô hình này có tác động không nhỏ, đòi hỏi các đơn vị phải có chiến lược phù hợp để vừa đạt được hiệu quả về mặt chi phí, vừa đảm bảo mục tiêu giảm phát thải theo yêu cầu chính phủ đề ra.

Quy định hạn ngạch phát thải khí nhà kính đối với doanh nghiệp

Đối với thị trường carbon, hiện có 2 loại thị trường là: thị trường carbon bắt buộc và thị trường carbon tự nguyện.

  • Thị trường carbon bắt buộc: Là thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính do nhà nước trực tiếp quản lý. Trên thị trường này, nhà nước sẽ tính toán và đặt ra mức phát thải trần cho toàn quốc gia, sau đó sẽ phân bổ từng mức hạn ngạch xuống các đơn vị tham gia thị trường. Khi đó, các cơ sở/ doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ theo mức hạn ngạch đó bằng cách giảm thiểu lượng phát thải hoặc mua hạn ngạch từ các đơn vị khác, hay mua tín chỉ carbon được bán trên thị trường.

Đối với thị trường carbon bắt buộc, nếu không tuân thủ theo mức hạn ngạch được phân bổ, tức vượt quá lượng phát thải giới hạn, doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt. Ngoài việc nộp tiền phạt trên mỗi tấn CO2 vượt hạn ngạch, doanh nghiệp còn bị trừ vào mức hạn ngạch được phân bổ trong kỳ tiếp theo.

thị trường carbon và hạn ngạch phát thải khí nhà kính

  • Thị trường carbon tự nguyện: Là thị trường mà các đơn vị tham gia mua bán tín chỉ carbon theo phương thức tự nguyện. Lượng tín chỉ carbon có trên thị trường được hình thành từ các chương trình, dự án bảo vệ môi trường, giảm khí nhà kính như trồng rừng… Trong khi đó, bên mua tín chỉ carbon sẽ là các đơn vị, tổ chức có mong muốn đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế bền vững của quốc gia.

Doanh nghiệp có thể dùng tín chỉ carbon để mua hạn ngạch phát thải không?

Câu trả lời là có. Doanh nghiệp có thể mua hạn ngạch của các đơn vị trên thị trường carbon nếu khí thải nhà kính vượt mức hạn ngạch đã được phân bổ. Tuy nhiên, theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, số lượng tín chỉ carbon được mua không vượt quá 10% tổng mức hạn ngạch phân bổ.

Bên cạnh đó, do bản chất của thị trường carbon là việc mua bán, trao đổi tín chỉ giữa các đơn vị nên các doanh nghiệp cũng có thể bán lại tín chỉ carbon cho đơn vị khác khi không dùng hết mức hạn ngạch của mình. Điều này cho thấy thị trường carbon khá linh động, cho phép các doanh nghiệp chủ động lựa chọn phương án phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Trên thị trường carbon, doanh nghiệp có thể mua hạn ngạch phát thải của đơn vị khác
Tại Việt Nam, doanh nghiệp chỉ được mua số tín chỉ carbon không vượt quá 10% tổng hạn ngạch được phân bổ

Doanh nghiệp có nên đầu tư vào các hoạt động tạo tín chỉ carbon không?

Dựa trên Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc giảm lượng khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng đề án phát triển thị trường carbon, sàn giao dịch tín chỉ carbon. Theo đó, thị trường carbon sẽ vận hành thí điểm vào năm 2025 và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2028.

Mặc dù phải tới 5 năm nữa Việt Nam mới triển khai vận hành thị trường carbon bắt buộc, nhưng theo quan điểm của các nhà kinh tế, các doanh nghiệp/cơ sở/tổ chức có thể tham gia thị trường carbon ngay từ bây giờ (với thị trường carbon tự nguyện) để gia tăng khoản thu, cũng như thể hiện một phần trách nhiệm đối với xã hội.

Nguyên nhân là do thế giới đang đứng trước tình trạng biến đổi khí hậu gia tăng nhanh chóng. Do đó để chống lại biến đổi khí hậu, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện lộ trình Net Zero – phát thải ròng bằng 0. Điều này đã khiến thị trường tín chỉ carbon trở nên rất sôi động. Theo đó, giá tín chỉ carbon đã được đẩy lên nhanh chóng, từ 50 USD/tấn CO2 trước đây lên đến 150 USD vào năm 2035 và có thể đạt 250 USD vào năm 2050. Do đó, nếu doanh nghiệp vượt mức hạn ngạch khí nhà kính được phân bổ thì chi phí nộp phạt sẽ rất lớn. Bởi tiền nộp phạt sẽ được tính trên số tín chỉ carbon vượt hạn ngạch.

Vì vậy, để vừa đạt được mục tiêu giảm phát thải, vừa tối ưu được chi phí vận hành thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tự quyết định có nên đầu tư vào việc giảm khí thải hay tiếp tục phát thải khí và nộp tiền phạt.

Trên thị trường carbon, doanh nghiệp cần giảm thiểu khí thải carbon
Giá tín chỉ carbon ngày càng tăng khiến chi phí nộp phạt khi vượt mức hạn ngạch tăng

Trên thế giới, xu hướng công nghệ xanh đang phát triển nên rất nhiều các tổ chức, doanh nghiệp đã tham gia vào thị trường tín chỉ carbon tự nguyện. Điều này không chỉ đóng góp tích cực vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của toàn cầu, mà còn giúp các doanh nghiệp gia tăng khoản thu nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của bên bán tín chỉ. Đặc biệt, đối với các đơn vị có tiềm năng giảm phát thải lớn với chi phí thấp có thể đầu tư ngay sang công nghệ giảm phát thải để tăng lợi nhuận từ việc bán hạn ngạch dư thừa. Do đó, việc đầu tư vào các hoạt động tạo tín chỉ carbon có thể coi là một giải pháp đúng đắn cho các doanh nghiệp hiện nay.

Các hoạt động tạo tín chỉ carbon mà các doanh nghiệp có thể đầu tư bao gồm:

  • Sử dụng các nguồn năng lượng không phát thải như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… để cung cấp điện cho hoạt động kinh doanh, sản xuất thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
  • Đầu tư vào các công nghệ kỹ thuật hiện đại, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và tiết kiệm năng lượng.
  • Hoặc đầu tư vào các công nghệ lưu giữ CO2 để hấp thu lượng khí thải phát ra.

Trong đó, phương án được nhà nước khuyến khích đầu tư và phát triển nhiều nhất hiện nay là lắp đặt các hệ thống điện năng lượng mặt trời. Bởi theo Quy hoạch Điện 8 mới nhất, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 có tới 50% nhà dân và 50% các tòa nhà công sở sử dụng điện mặt trời áp mái với mục đích tự sản, tự tiêu.

Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đã có những chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp. Đó là miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp điện. Đồng thời, miễn giảm các loại thuế, phí hoặc cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi. Điều này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn điện năng lượng mặt trời. Từ đó giảm chi phí tiền điện phải trả, giảm lượng khí thải CO2 và tạo ra tín chỉ carbon cho doanh nghiệp.

Do đó, để nhận được những lợi ích từ chính phủ, các doanh nghiệp có thể lắp điện mặt trời cho đơn vị mình. Tại Việt Nam, nếu có nhu cầu lắp đặt bạn có thể liên hệ SUNEMIT. Đây là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời ở Việt Nam. Đơn vị đã có trên 10 năm hoạt động trong ngành, lắp đặt cho hàng ngàn khách hàng trên toàn quốc, am hiểu về từng loại hệ thống sẽ giúp khách hàng lựa chọn hệ thống tối ưu nhất. Đặc biệt, các trang thiết bị trong hệ thống điện mặt trời của SUNEMIT đều là sản phẩm chính hãng, chất lượng, được bảo hành theo tiêu chuẩn hãng, đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả, lâu dài với chi phí tối ưu nhất.

Để lắp đặt điện mặt trời, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi:

ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

  • Hotline: 0946868498 – 0943968848
  • Website: https://sunemit.com
  • Facebook: https://facebook.com/sunemit
  • Văn phòng miền Bắc: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Văn phòng miền Nam: KĐT Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trên đây là những thông tin chi tiết về thị trường carbon, hi vọng đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích. Nhờ đó có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra chiến lược phù hợp với điều kiện và tình hình hoạt động của đơn vị mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger