Các nhà máy điện mặt trời lớn ở Việt Nam
Mục Lục
Nhà máy điện mặt trời là nơi sản xuất điện năng từ những tấm pin mặt trời. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng lớn của các hộ gia đình, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… các nhà máy điện mặt trời không ngừng được phát triển cả về số lượng và quy mô. Vậy có những nhà máy nào lớn ở Việt Nam? Dưới đây là top 10 nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam hiện nay.
1. Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1,2,3
Là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam, thậm chí lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Dự án được xây dựng tại phần bán ngập nước của hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh.
– Công suất: 600 MW
– Sản lượng điện tối đa: 1.56 tỷ kWh/ năm
– Diện tích: khoảng 600 ha
– Hệ thống giá đỡ được làm bằng kẽm được đặt trên các trụ bê tông cao 2.5m để chống ngập vào mùa mưa.
Nhà máy có công suất lớn và được lắp đặt tại Tây Ninh có nhiều nắng (khoảng 2.600 giờ nắng mỗi năm), cho phép nhà máy có thể sản xuất lượng điện bằng 1/2 lượng điện do nhà máy thủy điện Hòa Bình tạo ra, đem đến doanh thu lớn cho chủ đầu tư mỗi năm.
2. Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 1-2-3
Cụm nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 1-2-3 được xây dựng tại xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, nơi giáp với biên giới quốc gia Campuchia. Hệ thống được đầu tư bởi Tập đoàn Super Energy (Thái Lan) và có quy mô như sau:
– Công suất của hệ thống: 550 MW
– Diện tích: 660 ha
3. Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ
Là nhà máy điện mặt trời có quy mô lớn nhất khu vực miền Trung. Hệ thống được xây dựng tại xã Mỹ Thắng và Mỹ An, huyện Phù Mỹ.
– Công suất: 330 MW
– Sản lượng điện tối đa: 520 triệu kWh/năm
– Diện tích: 325 ha
Hiện tại nhà máy Phù Mỹ đã đưa vào khai thác thương mại 216 MW đầu tiên và đóng góp tích cực cho ngành điện ở nước ta.
4. Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội
Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội là dự án điện mặt trời đầu tiên tại tỉnh Phú Yên, được xây dựng tại xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa. Quy mô dự án:
– Công suất: 257 MW
– Sản lượng điện tối đa: 334.148 MWh hàng năm
– Diện tích: khoảng 256 ha
– Số lượng tấm pin mặt trời: 752.640 tấm pin
5. Nhà máy điện mặt trời An Hảo
Nhà máy điện mặt trời An Hảo được xây dựng bởi chủ đầu tư Sao Mai Group, có vị trí tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nhà máy có quy mô hoạt động như sau:
– Công suất của hệ thống: 210 MW
– Sản lượng điện tối đa: 302 triệu KWh/ năm
– Diện tích: 275 ha
6. Nhà máy điện mặt trời Trung Nam
Nhà máy điện mặt trời Trung Nam được khởi công từ năm 2018 và được xây dựng tại xã Lợi Hải & xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Quy mô dự án:
– Công suất: 204 MW
– Sản lượng điện tối đa: khoảng 450 triệu kWh/ năm
– Diện tích xây dựng: 264 ha
– Số lượng tấm pin mặt trời: hơn 700.000 tấm
– Hệ thống giá đỡ xoay 120 độ, có khả năng tự động xoay và điều chỉnh hướng đón bức xạ mặt trời.
7. Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu
Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu được xây dựng tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Dự án được xây dựng nhằm bổ sung nguồn điện cho toàn quốc nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Quy mô dự án:
– Công suất: 50 MW
– Diện tích: 70 ha
8. Nhà máy điện năng lượng mặt trời Mỹ Hiệp
Dự án được xây dựng tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, với tổng thầu EPC Liên danh Nhà thầu SESJ -SSSA –NSN. Quy mô dự án như sau:
– Công suất: 50 MW
– Sản lượng điện tối đa: 82 triệu KWh/ năm
– Diện tích: khoảng 58.27 ha
– Số lượng tấm pin mặt trời: 113.624 tấm pin
9. Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Tân 2
Nhà máy được quy hoạch bởi chủ đầu tư EVNGENCO 3 và tọa lạc tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Quy mô dự án hiện tại:
– Công suất: 42,65 MW
– Sản lượng điện tối đa: 68,4 triệu kWh/năm.
– Diện tích: 49 ha
– Số lượng tấm pin mặt trời: 121.920 tấm pin
10. Nhà máy điện mặt trời Mũi Né
Nhà máy được xây dựng tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Dự án có chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đức Thành Mũi Né với quy mô như sau:
– Công suất: 40 MW
– Sản lượng điện tối đa: 68 triệu kWh/ năm
– Diện tích: khoảng 38 ha
– Số lượng tấm pin mặt trời: 100.000 tấm
Trên đây là 10 nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam hiện nay. Với công suất lắp đặt lớn, các dự án đã đóng góp tích cực cho ngành điện ở nước ta. Không chỉ cung cấp nguồn điện bổ sung thay thế điện lưới, mà còn giúp giảm thiểu khí thải CO2 và hỗ trợ bảo vệ môi trường. Song song với các dự án đầu tư lớn, nhà nước cũng đang khuyến khích các hộ dân và doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Vì vậy nếu có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời, bạn đừng quên liên hệ SUNEMIT để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Với niềm yêu thích đối với các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời, tôi hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống điện mặt trời. Từ đó chọn sử dụng điện mặt trời không chỉ để giảm thiểu chi phí điện năng, mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và hướng đến một tương lai xanh, bền vững hơn.