Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Nhập than tăng mạnh gây áp lực lên giá điện

Mặc dù chưa vào mùa nắng nóng nhưng trong 2 tháng đầu năm 2024, phụ tải điện quốc gia đã tăng khoảng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Vì vậy, để cung ứng đủ điện trong năm nay, lượng than nhập khẩu đã tăng khoảng 3 lần. Điều này cho thấy việc tăng giá điện có thể xảy ra sớm, gây biến động về giá đối với nhiều mặt hàng khác trên thị trường.

Phụ tải điện tăng dù chưa vào mùa nắng nóng

Theo số liệu thống kê của Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) trong những tháng đầu năm 2024 thì phụ tải quốc gia đã tăng khoảng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, phụ tải ở khu vực miền Bắc tăng 10,8%, ở khu vực miền Nam tăng 12% và khu vực miền Trung tăng 6,9%.

Tại miền Nam, tuy nắng nóng kéo dài ngay trong đầu năm nhưng do tháng 2 có khoảng thời gian nghỉ tết dài nên nhu cầu sử dụng điện vẫn chưa tăng nhiều. Dự báo từ tháng 3, nắng nóng xảy ra nhiều, kèm theo sự phục hồi của các hoạt động kinh doanh mà nhu cầu điện sẽ tăng trở lại.

Còn đối với miền Bắc, đơn vị Điều tiết điện lực đã kết hợp nhiều giải pháp như tiết kiệm các hồ thủy điện, đồng thời thay đổi mạng lưới truyền tải để huy động các nhà máy thủy điện có thể lấy nước hiệu quả từ các công trình thủy lợi, cũng như giữ nước để phát điện nhằm đảm bảo cấp đủ điện cho mùa hè năm 2024.

Tuy nhiên, tại miền Bắc, lượng nước tại các hồ thủy điện trong tháng 2 vừa qua thấp hơn rất nhiều so với trung bình nhiều năm (từ 48 – 99%). Trong khi đó, thủy điện ở miền Trung ổn định hơn, còn miền Nam cũng thấp hơn so với những năm trước khoảng 39 – 98%. Do đó, để không xảy ra tình trạng thiếu điện do nguồn cung thủy điện thấp, cuối năm 2023, Bộ Công thương đã phê duyệt kế hoạch tăng nguồn than, khí trong sản xuất nhiệt điện. Theo đó, trong 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu than đã tăng gấp 3 lần và kim ngạch tăng gấp 2,5 lần. Trong đó, phần lớn lượng nhập khẩu này sẽ được dùng để dự trữ sản xuất nhiệt điện cho mùa hè nắng nóng tại miền Bắc.

Áp lực tăng giá điện khi lượng than nhập vào cao

Do các nguồn điện than, điện khí, điện chạy dầu hoàn toàn phụ thuộc vào giá nhiên liệu trên thế giới nên giá thành của các nguồn điện này là không ổn định. Đối với sản xuất điện khí, mặc dù Quy hoạch Điện VIII đã đặt ra mục tiêu tỷ lệ điện khí trong những năm tới phải chiếm gần 15% (tỷ lệ rất lớn) nhưng hiện tại cơ chế về giá điện khí vẫn chưa có. Do đó mà việc tăng giá điện vẫn được tính toán dựa vào giá mua các nguồn nhiên liệu đầu vào.

Tuy nhiên so sánh với điện than thì điện khí chưa chắc đã có giá thành cao hơn. Bởi lãi suất vay vốn để sản xuất điện khí thấp hơn so với điện than. Đồng thời, thời gian đầu tư vào một nhà máy điện khí lại ngắn hơn và lại cho chỉ số phát thải thấp hơn. Trong khi đó, giá điện than trên thế giới mỗi năm đều tăng do khoản thuế carbon. Vì vậy, tính cả thuế carbon thì giá thành điện than còn tăng hơn nữa. Do đó, giá điện sẽ còn tăng lên rất cao nếu còn tiếp tục phụ thuộc vào điện than.

Vì vậy, một trong những hướng đi của chính phủ Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới trong việc đảm bảo an ninh năng lượng đó là chuyển dịch sang các nguồn năng lượng tái tạo. Các nguồn năng lượng này không chỉ có giá thành ổn định, giảm phát thải carbon, bảo vệ môi trường, mà còn có thể đáp ứng phần nào nhu cầu sử dụng điện của toàn cầu. Do đó mà các hệ thống điện tái tạo như điện mặt trời, điện gió… đang ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Vì thế, nếu có nhu cầu sử dụng điện tái tạo như điện năng lượng mặt trời, bạn đọc có thể liên hệ ngay SUNEMIT để được tư vấn và lắp đặt sớm nhất. Chúng tôi với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, chắn chắn sẽ giúp khách hàng hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại đây.

Có thể bạn quan tâm:

ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

Hotline: 0946868498 – 0943968848
Website: https://sunemit.com
Văn phòng miền Bắc: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
Văn phòng miền Nam: KĐT Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Đánh giá bài viết
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger