Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Điện mặt trời kết hợp nông nghiệp: Những ưu điểm & hạn chế

Điện mặt trời kết hợp nông nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và có thể trở thành xu hướng mới ở Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về mô hình kết hợp này, cùng những ưu điểm và hạn chế của nó, mời bạn đọc tìm hiểu ngay.

Tìm hiểu về mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp

Điện mặt trời không chỉ được sử dụng cho nhà ở, các tòa nhà văn phòng hay các khu công nghiệp sản xuất, mà hiện nay chúng còn xuất hiện phổ biến trong các dự án nông nghiệp trên thế giới và cả ở Việt Nam. Các hệ thống điện mặt trời trong nông nghiệp thường được lắp dưới 2 hình thức chủ yếu là lắp đặt trên mái trang trại và lắp đặt trên mặt đất. Tuy nhiên hình thức lắp đặt trên mái vẫn phổ biến hơn bởi chúng tận dụng được mái che sẵn có.

Đối với cả hai hình thức này, các tấm pin đều được lắp sao cho bề mặt tấm pin hứng được một lượng bức xạ mặt trời lớn nhất. Khi đó, chúng có thể hấp thu ánh sáng và chuyển đổi thành điện năng tối ưu. Kết quả, sản lượng điện mặt trời tạo ra vừa có thể cung cấp năng lượng giúp chiếu sáng liên tục, sưởi ấm chuồng trại, vừa có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động từ việc bán lại điện mặt trời khi nhà nước có chính sách giá FIT trở lại.

Mô hình Điện mặt trời kết hợp nông nghiệp

Ứng dụng của điện mặt trời trong nông nghiệp

Đứng trước những thách thức về biến đổi khí hậu trên toàn cầu, điện mặt trời đang nổi lên như một giải pháp giúp các quốc gia đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Do đó mà điện mặt trời ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, một trong số đó là lĩnh vực nông nghiệp với các ứng dụng sau:

  • Lắp đặt điện mặt trời cho các trang trại chăn nuôi, nông trại trồng trọt trên mặt đất và cả trên mặt sông, mặt biển…
  • Lắp điện mặt trời cho các trang trại khử mặn nước tưới, xử lý chất thải, sản xuất phân bón…
  • Năng lượng mặt trời kết hợp với nông nghiệp công nghệ cao, ví dụ như các nông trại nuôi trồng rau, cà chua, táo… để xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

ứng dụng của Điện mặt trời kết hợp nông nghiệp

Ưu điểm của mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp

  • Mang đến lợi ích kinh tế cho cả lĩnh vực năng lượng và sản xuất nông nghiệp.
  • Tận dụng mái che sẵn có để lắp đặt các tấm pin, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm tiền điện, từ đó tăng doanh thu cho nông trại.
  • Các tấm pin được lắp đặt trên mái, giúp chống nóng chuồng trại, bảo vệ tốt cho cây trồng và vật nuôi. Đối với cây trồng, ví dụ như hoa, bóng râm có thể kích thích môi trường sống, cho phép chủ vườn kiểm soát được thời điểm hoa nở để có thể thu hoạch đúng mùa vụ, cho năng suất cao.
  • Giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, gia tăng khả năng cạnh tranh với các đơn vị khác do sử dụng nguồn năng lượng xanh trong quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, giúp doanh nghiệp có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhờ chứng nhận xanh.
  • Giúp trang trại chủ động được nguồn điện đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. Nhất là đối với những trang trại ở khu vực xa xôi, không gần khu dân cư và không thể kéo điện lưới.
  • Không chỉ phục vụ cho nhu cầu của trang trại, chủ đầu tư còn có thể bán lại điện dư thừa và thu về lợi nhuận khi có chính sách giá FIT mới.
  • Đối với những trang trại tiêu thụ lượng điện năng lớn, sử dụng điện mặt trời giúp giảm áp lực lên lưới điện quốc gia, giúp đảm bảo nguồn cung về năng lượng, tránh gây tình trạng thiếu điện, mất điện trong những mùa cao điểm.
  • Giảm tiêu thụ điện lưới, giảm phát thải khí carbon gây ô nhiễm môi trường.

ưu điểm của mô hình Điện mặt trời kết hợp nông nghiệp

Nhược điểm của mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp

Chi phí lắp đặt ban đầu khá cao đối với những chủ trang trại chưa có đủ kinh phí đầu tư. Tuy nhiên, giá thành các trang thiết bị cần cho một hệ thống điện mặt trời đã giảm đáng kể. Kèm theo đó là những chính sách ưu đãi của nhà nước trong việc cho vay vốn đối với những đơn vị sử dụng điện năng lượng mặt trời. Ví dụ như các gói tín dụng xanh mà nhiều ngân hàng dành cho các doanh nghiệp đầu tư, lắp đặt điện mặt trời.

Những lưu ý khi lắp điện mặt trời sử dụng trong nông nghiệp

  • Thông thường các dự án nông nghiệp như các khu chuồng trại, chăn nuôi, hay các khu nhà kính… thường có điều kiện mái nhà hạn chế hơn. Do đó, để đảm bảo hệ thống điện mặt trời được lắp đặt chắc chắn, chịu được sự tác động của thời tiết thì đòi hỏi chủ đầu tư phải xây dựng một hệ thống khung giàn giá đỡ chắc chắn, kết hợp với các phụ kiện, vật tư tốt. Điều này sẽ giúp hệ thống hoạt động ngoài trời với độ bền và tuổi thọ cao hơn, cũng như tránh được những thiệt hại do thiên tai gây ra.
  • Đối với các dự án nông nghiệp tưới tiêu, có độ ẩm cao thì hệ thống dây dẫn cần được cách ly tốt, đảm bảo không rò rỉ điện gây nguy hiểm cho người sử dụng và khu vực xung quanh.

=> Do đó, để đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với hệ thống điện mặt trời lắp đặt cho trang trại, chủ đầu tư cần lưu ý lựa chọn đơn vị lắp đặt uy tín, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong lắp đặt điện mặt trời nông nghiệp.

Đáp ứng các yêu cầu này, Điện mặt trời SUNEMIT với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực điện mặt trời, chuyên thi công và lắp đặt các công trình điện mặt trời áp mái dân dụng, công nghiệp và nông nghiệp chắc chắn sẽ giúp khách hàng sở hữu hệ thống điện mặt trời chất lượng, an toàn và hiệu quả nhất.

Vì vậy, nếu khách hàng có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi:

ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

Hotline: 0946868498 – 0943968848
Website: https://sunemit.com
Văn phòng miền Bắc: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
Văn phòng miền Nam: KĐT Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger