Carbon Footprint là gì? Cách giảm dấu chân carbon?
Mục Lục
Carbon Footprint là một thuật ngữ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi các giải pháp nhằm giảm lượng khí thải carbon và chống lại biến đổi khí hậu. Vậy Carbon Footprint là gì? Có những loại dấu chân carbon nào? Cần làm gì để giảm thiểu tác động của Carbon Footprint? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Carbon Footprint là gì?
“Carbon Footprint” có nghĩa là “Dấu chân carbon” là tổng lượng khí nhà kính (bao gồm carbon dioxide, metan và các loại khí nhà kính khác) được tạo ra từ tất cả các hoạt động của con người.
Lượng khí thải này có thể được tạo ra theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, cụ thể đó là:
- Phát thải trực tiếp: Phát thải từ quá trình đốt cháy năng lượng hóa thạch trong sản xuất, vận chuyển, sưởi ấm… Chẳng hạn như việc con người sử dụng điện, tiêu thụ xăng khi lái xe hoặc đốt rác thải từ nhựa…
- Phát thải gián tiếp: Từ các hoạt động tiêu thụ năng lượng gián tiếp như mua nhu yếu phẩm, quần áo… Bởi để sản xuất ra những sản phẩm này sẽ cần sử dụng đến năng lượng. Năng lượng tiêu thụ sẽ sinh ra khí thải carbon, góp phần tạo nên “dấu chân carbon”.
Các loại dấu chân carbon
Tùy thuộc vào hoạt động mà dấu chân carbon được chia thành các loại sau:
- Dấu chân carbon cá nhân: Dựa trên thói quen tiêu dùng của con người, ví dụ như việc sử dụng điện để làm mát, sưởi ấm tại nhà hoặc thói quen ăn uống, tiêu dùng hàng hóa, thói quen tái chế… Ngoài ra, gồm cả phát thải liên quan đến phương tiện giao thông.
- Dấu chân carbon của các công ty: Bao gồm các phát thải nhà kính liên quan đến hoạt động của một công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Dấu chân carbon của một sản phẩm: Bao gồm lượng phát thải nhà kính được tạo ra từ quá trình khai thác và tiêu thụ nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm. Cùng với đó là hoạt động chuyển đổi sản phẩm, xử lý chất thải cũng như vận chuyển giữa các khâu của quá trình sản xuất.
Ảnh hưởng của “dấu chân carbon”
Các hoạt động của con người đã khiến cho lượng carbon dioxide ngày càng tăng cao, điều này khiến nhiệt độ trái đất nóng lên và gây các tác động tiêu cực như: mực nước biển dâng cao, thiên tai xảy ra thường xuyên, các loài sinh vật không có nơi trú ngụ dẫn đến tuyệt chủng, đồng thời gây khan hiếm lương thực và gây bất bình đẳng về kinh tế giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đặc biệt, Carbon Footprint còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Khí thải nhà kính có thể gây khó thở đối với những người đã gặp vấn đề về hô hấp, còn với những người bình thường có thể dẫn đến các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, mà còn làm giảm tuổi thọ của con người.
Xem thêm: Tín chỉ carbon là gì? Tiềm năng thị trường carbon ở Việt Nam
Tính toán và đo lường Carbon footprint
Có nhiều cách tính và đo lường “dấu chân carbon”, trong đó phương pháp tốt nhất được sử dụng hiện nay là dựa vào mức tiêu thụ nhiên liệu của mỗi cá nhân. Sau đó cộng dồn lượng khí CO2 vào để xác định lượng Carbon footprint.
Ví dụ: Khi bạn sử dụng phương tiện là xe máy để di chuyển và quãng đường bạn di chuyển dài 100km. Khi đó, để đi hết quãng đường 100km, bạn cần tiêu thụ khoảng 2.5 lít xăng. Mỗi lít xăng được tính là thải ra 2.3 kg khí thải carbon. Do đó, việc đi hết quãng đường 100km đã khiến bạn thải ra 2.5 x 2.3 = 5.75 lượng khí CO2.
Với mỗi hoạt động như vậy, bạn sẽ thải ra một lượng khí CO2 nhất định. Cuối mỗi năm, bạn sẽ cộng dồn các hoạt động phát thải của mình và tính được chỉ số Carbon footprint của cá nhân.
Giảm thiểu “dấu chân carbon” bằng cách nào?
Giảm thiểu dấu chân carbon đồng nghĩa với việc giảm phát thải khí carbon và các khí nhà kính khác ra môi trường. Có rất nhiều cách thức để mỗi cá nhân, tổ chức hoặc một quốc gia có thể cắt giảm lượng khí thải carbon, đó là:
Tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế năng lượng hóa thạch không chỉ giúp cắt giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ môi trường, mà còn giúp các quốc gia giảm thiểu tình trạng thiếu hụt năng lượng ở hiện tại và không làm ảnh hưởng đến nguồn năng lượng của thế hệ mai sau. Do đó, mà việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo chính là giải pháp cần thiết trong việc giảm thiểu lượng khí thải carbon thải ra môi trường.
Hiện nay, lắp đặt điện mặt trời là một trong những cách khai thác năng lượng tái tạo hiệu quả nhất hiện nay. Do năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng dồi dào, có ở khắp mọi nơi trên trái đất, tái tạo hàng ngày, dễ khai thác và có tính hiệu quả cao nên được ứng dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, hình thức lắp điện mặt trời áp mái cũng đã được chính phủ khuyến khích phát triển đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Do đó, để nhận những lợi ích từ hệ thống điện mặt trời, bạn có thể liên hệ SUNEMIT để lắp đặt điện mặt trời ngay hôm nay.
Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng
Công nghệ ngày càng phát triển giúp các thiết bị mới ngày càng hiệu quả và bền vững hơn. Do đó, nếu chuyển sang sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, người dùng có thể tiết kiệm tiền điện cho gia đình, đồng thời giúp giảm lượng phát thải carbon gây ảnh hưởng đến môi trường.
Sử dụng hiệu quả nguồn điện và nguồn nước
Rút phích cắm của các thiết bị điện khi không sử dụng, tắt đèn khi ra ngoài, hay sử dụng điều hòa hoặc máy sưởi khi cần thiết cũng là cách giúp các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng.
Sử dụng các phương tiện giao thông bền vững
Giảm sử dụng các phương tiện cá nhân có tiêu thụ xăng, dầu như xe máy, ô tô. Thay vào đó chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc các giải pháp khác như xe đạp, xe máy điện góp phần giảm lượng khí thải carbon.
Tái chế và tái sử dụng bao bì
Đối với những sản phẩm có thể tái sử dụng, hãy tận dụng lại chúng để giảm thiểu lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường.
Trên đây là bài viết giới thiệu Carbon footprint là gì và những ảnh hưởng của nó đến xã hội, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ thông tin nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ ngay SUNEMIT bạn nhé.
Với niềm yêu thích đối với các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời, tôi hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống điện mặt trời. Từ đó chọn sử dụng điện mặt trời không chỉ để giảm thiểu chi phí điện năng, mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và hướng đến một tương lai xanh, bền vững hơn.