Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Tìm hiểu về pin mặt trời hai mặt (Bifacial): Ưu, nhược điểm và ứng dụng

Hiện nay phổ biến nhất trên thị trường vẫn là những tấm pin năng lượng mặt trời thu ánh sáng từ một mặt. Tuy nhiên nhằm tối ưu hóa sản lượng điện tạo ra mà những tấm pin mặt trời hai mặt đã ra đời. Vậy pin mặt trời hai mặt hoạt động như thế nào, ứng dụng của nó trong đời sống ra sao? Cùng SUNEMIT tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Pin mặt trời hai mặt là gì?

Pin mặt trời hai mặt (Bifacial) là các tấm pin mặt trời có thể hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời ở cả hai mặt của tấm pin. Chúng thường được trang bị hai mặt kính hoặc một mặt kính, một mặt nhựa cứng trong suốt. Khi đó mặt kính bên trên sẽ tiếp nhận ánh sáng mặt trời trực tiếp, mặt kính hoặc nhựa trong còn lại sẽ tiếp nhận ánh sáng phản xạ. Ánh sáng phản xạ này được sinh ra khi ánh sáng mặt trời đi xuyên qua hoặc va chạm với các bề mặt có độ phản chiếu cao, sau đó ánh sáng sẽ dội ngược trở lại mặt sau của tấm pin để cung cấp năng lượng cho pin.

Tìm hiểu về pin mặt trời hai mặt: Ưu, nhược điểm và ứng dụng 1

Xem thêm: 3 loại pin năng lượng mặt trời phổ biến nhất

Cách hoạt động của tấm pin mặt trời hai mặt

Để hiểu về cách hoạt động của công nghệ pin mặt trời hai mặt Bifacial, trước tiên chúng ta cần biết các tấm pin mặt trời một mặt hoạt động như thế nào.

Đối với các sản phẩm pin mặt trời một mặt, chúng sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời trên một mặt duy nhất để chuyển hóa thành điện năng. Cấu tạo của những tấm pin này thường gồm những cell pin được kết nối với nhau, đặt trong một khung và được bảo vệ bởi một tấm kính phía trên cùng một tấm nền mờ phía dưới. Tấm nền này thường được làm từ chất liệu polymer, có tác dụng cách điện, chống va chạm cơ học và gây ẩm mốc cho pin.

Trong khi đó, các tấm pin mặt trời hai mặt sẽ có tấm nền được làm từ kính cường lực hoặc vật liệu polymer trong suốt. Mục đích khi chuyển các tấm nền mờ đục sang trạng thái trong suốt là để tấm pin hấp thu được nhiều ánh sáng mặt trời hơn, giúp tối ưu sản lượng điện tạo ra. Còn mặt trên của tấm pin vẫn được xây dựng giống như pin truyền thống, vẫn nhận trực tiếp ánh sáng từ bức xạ mặt trời. Do đó, để tối ưu hóa sản lượng điện tạo ra từ pin Bifacial, người dùng nên lắp đặt hệ thống pin ở những nơi có không gian rộng, thoáng, tại những vị trí mà mặt sau của pin có thể nhận được nhiều ánh sáng phản xạ và khuếch tán nhất.

Tìm hiểu về pin mặt trời hai mặt: Ưu, nhược điểm và ứng dụng 2

Xem thêm: Những tấm pin năng lượng mặt trời có tuổi thọ là bao lâu?

Ưu, nhược điểm của pin mặt trời hai mặt

Các tấm pin năng lượng mặt trời hai mặt đang ngày càng được ưa chuộng rộng rãi bởi những công năng mà nó mang lại. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì loại pin này cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Những ưu, nhược điểm đó có thể kể đến bao gồm:

Ưu điểm

  • Hiệu suất cao: Các tấm pin Bifacial tạo ra nhiều năng lượng hơn 35% đến 40% so với những tấm pin một mặt thông thường. Có được hiệu suất này là do các tấm pin hai mặt thường được tạo thành từ các tế bào đơn tinh thể có hiệu suất chuyển đổi cao. Đồng thời, pin có thiết kế hai mặt nên nó có thể thu được ánh sáng từ cả hai phía, mang đến hiệu quả chuyển hóa năng lượng cao hơn.
  • Độ bền cao: Pin mặt trời hai mặt có độ bền cao hơn pin thông thường bởi chúng được bảo vệ bởi hai mặt kính cường lực. Kính cường lực thường có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt như mưa đá, chống tia cực tím và chịu được nhiệt độ cao. Do đó pin cho độ bền vượt trội và tuổi thọ cao hơn.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho công trình: Có nhiều sản phẩm pin hai mặt không có khung và hai mặt kính hoàn toàn trong suốt nên mang lại độ thẩm mỹ cao hơn cho các công trình được lắp đặt.
  • Thời gian bảo hành lâu hơn: Do có độ bền cao nên thời gian bảo hành của pin cũng cao hơn, thường lên đến 30 năm hoạt động.

Nhược điểm

  • Chi phí mua vào: Các tấm pin Bifacial được sản xuất với chi phí đắt hơn khoảng 10% so với các tấm pin mặt trời một mặt.
  • Chi phí lắp đặt: Do các tấm pin hai mặt có trọng lượng nặng hơn nên quá trình vận chuyển và lắp đặt cũng khó khăn hơn, tốn nhiều nhân công cũng như thiết bị chuyên dụng để lắp đặt.

Xem thêm: Tấm pin năng lượng mặt trời có giá bao nhiêu?

Tìm hiểu về pin mặt trời hai mặt: Ưu, nhược điểm và ứng dụng 3

Ứng dụng của pin mặt trời hai mặt

Mục đích chính của việc sản xuất các tấm pin mặt trời Bifacial là tối ưu hóa sản lượng điện tạo ra từ hệ thống năng lượng mặt trời. Ngoài ra, chúng còn được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao do có thiết kế sang trọng và hiện đại. Do đó, pin mặt trời hai mặt thường được ứng dụng tại những khu vực sau:

  • Lắp đặt tại các khu vực bãi đỗ xe
  • Lắp đặt tại các khu trung tâm thương mại
  • Lắp đặt tại các trạm, bến xe buýt
  • Lắp đặt tại các khu vực: sân vận động hay các trung tâm thể dục thể thao ngoài trời
  • Lắp đặt tại các khu vực bể bơi
  • Lắp đặt tại các khu vực nhà kính

Khi đó, các khu vực được lắp đặt pin mặt trời 2 mặt sẽ vừa được hưởng lợi ích sử dụng nguồn điện mặt trời miễn phí, vừa tận dụng được không gian mở, cho ánh sáng mặt trời xuyên qua, vừa tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình kiến trúc đó.

Như vậy với những thông tin cung cấp trên đây, hi vọng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm, tính chất cũng như ứng dụng của sản phẩm pin mặt trời hai mặt trong đời sống. Từ đó có giải pháp sử dụng nguồn năng lượng tái tạo hiệu quả, phục vụ tối ưu cho nhu cầu, mục đích của mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger