Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

LCOE là gì? Ý nghĩa của chỉ số trong ngành điện mặt trời

LCOE là một chỉ số quan trọng trong ngành điện, nó thể hiện mức chi phí trung bình của một dự án trên mỗi đơn vị điện được tạo ra. Để hiểu rõ hơn về khái niệm LCOE là gì, cũng như vai trò, ý nghĩa và cách tính chỉ số LCOE, mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết sau.

LCOE là gì?

LCOE là một chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của một dự án tạo ra điện, ví dụ như dự án điện mặt trời, dự án điện gió, dự án điện hạt nhân…. Cụ thể, LCOE là tỷ số giữa chi phí trọn đời của một dự án chia cho lượng điện dự kiến sẽ tạo ra trong suốt vòng đời của nó.

LCOE tính toán dựa trên tổng chi phí đầu tư vào một dự án năng lượng, bao gồm chi phí xây dựng, chi phí vận hành và chi phí bảo trì dự án theo thời gian. Bằng cách tính toán chi phí sản xuất điện trong suốt vòng đời của nhà máy, LCOE cho bạn biết chi phí trung bình trên mỗi đơn vị điện được tạo ra.

Nếu giá trị LCOE thu được thấp hơn giá điện trên thị trường thì tức là dự án có lãi. Còn nếu giá trị LCOE cao hơn giá điện thì dự án đó không có lãi.

LCOE là gì

Ý nghĩa quan trọng của chỉ số LCOE

Việc quyết định đầu tư vào một dự án năng lượng tái tạo không chỉ phụ thuộc vào tính khả thi của dự án (chi phí ban đầu và khả năng đáp ứng nhu cầu về điện) mà còn phụ thuộc vào khả năng sinh lời mà dự án mang lại trong suốt vòng đời của nó. Vì vậy, chỉ số LCOE có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ dự án năng lượng nào.

LCOE như một thước đo, nó cho phép bạn so sánh giữa các dự án năng lượng khác nhau để xác định dự án nào có tính cạnh tranh nhất. Ví dụ như so sánh trực tiếp giữa các công nghệ sản xuất điện như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hạt nhân, khí đốt và than… Dự án nào có chi phí trung bình trên mỗi đơn vị điện tạo ra thấp hơn thì dự án đó hiệu quả hơn.

ý nghĩa của chỉ số LCOE là gì

Xem thêm: So sánh điện mặt trời và điện gió: Nên chọn hệ thống nào?

So sánh LCOE của dự án năng lượng tái tạo và không tái tạo

Chi phí sản xuất điện của các công nghệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch như nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân… trong những năm qua ngày càng tăng do chúng phụ thuộc phần lớn vào giá khí đốt, than hoặc nhiên liệu hạt nhân, cũng như chi phí vận hành và bảo trì (O&M). Trong khi đó, chi phí sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng rẻ (chi phí sản xuất điện mặt trời đã giảm mạnh 89% và năng lượng gió giảm 70%) do giá thành các thiết bị đã giảm đáng kể.

Không chỉ giảm thiểu về chi phí, các hệ thống năng lượng tái tạo còn ngày càng hiệu quả hơn nhờ những cải tiến về công nghệ. Các tuabin gió đã được sản xuất với các cánh tuabin lớn hơn và công suất cao hơn, các tấm pin mặt trời đã được nâng cao về hiệu suất và công suất, giúp tăng sản lượng điện mặt trời tạo ra.

Đặc biệt, chi phí vận hành và bảo trì của các dự án tái tạo cũng thấp hơn do không tốn bất kỳ chi phí nhiên liệu nào. Vì các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió là hoàn toàn miễn phí nên chi phí vận hành hệ thống sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chi phí của công nghệ. Các công nghệ giám sát và theo dõi từ xa ngày càng hiện đại, công nghệ làm sạch tấm pin cũng ngày càng phát triển, từ đó mà chi phí bảo trì hệ thống năng lượng mặt trời cũng giảm đáng kể trong những năm gần đây.

Như vậy với những lý do trên, LCOE của các dự án năng lượng tái tạo đã ngày càng giảm, điều này cũng tương đương với chi phí trung bình để sản xuất ra 1 đơn vị điện sẽ giảm. Trong khi đó, do thế giới đang diễn ra cuộc khủng hoảng về năng lượng nên đã đẩy giá dầu và khí đốt tăng cao, khiến LCOE của các nhà máy dầu khí tăng lên. Do đó, khi so sánh giữa LCOE của hệ thống năng lượng tái tạo với một nhà máy điện truyền thống thì rõ ràng các hệ thống điện tái tạo trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.

Xem thêm: 10 nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam

Cách tính LCOE

Sau khi hiểu về ý nghĩa của LCOE, cũng như vai trò của chỉ số này trong việc đánh giá một dự án, bạn cần biết cách tính chỉ số LCOE như sau:

Giá trị LCOE = Tổng chi phí xây dựng, vận hành và bảo trì dự án / Sản lượng điện dự kiến sẽ tạo ra trong suốt vòng đời của hệ thống.công thức tính LCOE là gì

Tổng chi phí trọn đời của dự án sẽ bao gồm: vốn ban đầu, chi phí vận hành + bảo trì, chi phí nhiên liệu (nếu có).

Ví dụ đối với một nhà máy điện năng lượng mặt trời có tuổi thọ khoảng 25 năm.

  • Tổng chi phí lắp đặt + vận hành + bảo trì: 957.840.000 VNĐ
  • Sản lượng điện trung bình hàng năm: 62.500kWh => Tổng sản lượng điện trong 25 năm: 1.562.500kWh

Khi đó, LCOE = 957.840.000 VNĐ / 1.562.500 ≈ 613 VNĐ/kWh

Như vậy, trong ví dụ này, mức chi phí trung bình trên mỗi đơn vị điện tạo ra là 0,02496 USD/kWh. Nếu con số này thấp hơn giá điện hiện tại thì chủ đầu tư sẽ có lãi. Tương tự với các hệ thống khác, bạn cũng có thể ước tính giá trị LCOE để phân tích và đánh giá xem có nên đầu tư vào hệ thống hay không.

Để có được số liệu chính xác về chi phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo trì, bảo dưỡng, cũng như ước tính được sản lượng điện mặt trời tạo ra để tính toán giá trị LCOE thì bạn nên nhờ đến các chuyên gia trong lĩnh vực điện mặt trời uy tín. Bạn có thể gọi đến Công ty điện mặt trời SUNEMIT để được các kỹ sư của chúng tôi tư vấn và đánh giá chi tiết về hệ thống.

Hi vọng với những thông tin cung cấp trên đây về chỉ số LCOE có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn LCOE là gì, ý nghĩa, vai trò và cách tính LCOE để đánh giá chính xác về hệ thống và có quyết định đầu tư đúng đắn nhất.

ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

Hotline: 0946868498 – 0943968848
Website: https://sunemit.com
Facebook: https://facebook.com/sunemit
Văn phòng miền Bắc: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
Văn phòng miền Nam: KĐT Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger