Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Điện rác là gì? Tìm hiểu về công nghệ đốt rác phát điện

Điện rác là một công nghệ mới mang đến lợi ích kép, vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra được điện năng cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ điện của xã hội. Vậy công nghệ đốt rác phát điện hoạt động như thế nào? Thực trạng và tiềm năng phát triển điện rác ở Việt Nam ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Điện rác là gì?

Điện rác là một dạng năng lượng tái tạo đã được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển. Công nghệ điện rác tạo ra điện bằng cách đốt cháy hoặc phân hủy rác thải để sinh ra nhiệt. Lượng nhiệt này sau đó được dùng để đun nóng nước cho đến khi nước bay hơi. Hơi nước sau đó được đưa đến tuabin để sản xuất ra điện.

điện rác là gì

Điện rác được coi là một giải pháp tối ưu khi vừa xử lý được lượng rác thải lớn giúp bảo vệ môi trường, vừa tận dụng rác thải để sản xuất ra điện. Cụ thể, công nghệ này mang đến những lợi ích sau:

  • Xử lý được đến 80-90% khối lượng rác thải ngoài môi trường.
  • Góp phần tạo ra điện năng đáp ứng nhu cầu ngành năng lượng.
  • Tiết kiệm diện tích đất sử dụng. Do diện tích đất để xây dựng nhà máy đốt rác chỉ bằng 1/20-1/15 so với bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
  • Phục hồi các tài nguyên có giá trị (chẳng hạn như kim loại) trong quá trình đốt cháy rác thải.
  • Lượng khí thải thấp hơn so với nhiều phương pháp sản xuất điện khác. Giúp giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

Có những công nghệ đốt rác phát điện nào?

Giống như các nhà máy điện khác sử dụng than, dầu hoặc khí tự nhiên để sản xuất ra điện, các nhà máy điện rác sẽ sử dụng nguồn nhiên liệu là rác thải để phát điện.

Hiện nay, công nghệ đốt rác phát điện có hai hình thức khai thác đó là:

  • Một là, đốt rác để sản xuất khí nhiên liệu sử dụng trong các động cơ đốt trong và trong máy phát điện.

Đối với phương pháp này, chất thải sẽ được phân loại theo dây chuyền để phân hủy theo các cách khác nhau. Bao gồm chất thải dễ phân hủy và chất thải khó phân hủy. Chất thải dễ phân hủy (rau, thực phẩm…) sẽ được đưa vào hầm ủ sinh khối để tạo ra khí đốt sinh học. Chất thải khó phân hủy (gỗ, cành cây, nilon…) được đốt trong lò khí để sinh ra khí đốt tổng hợp.

Hiện công nghệ này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm vì hiệu suất của chúng chỉ đạt dưới 20%.

Điện rác là gì, có những công nghệ điện rác nào

  • Hai là, đốt rác để đun nóng nước, sinh hơi nước làm quay tuabin để tạo ra điện.

Đối với phương pháp này, chất thải được đưa vào lò đốt và đốt cháy hoàn toàn ở nhiệt độ 800°C ~ 1000°C. Khi đó, một lượng nhiệt lớn được sinh ra và được dùng để đun nóng nước cho đến khi nước bốc hơi. Hơi nước sau đó sẽ được dẫn đến tua bin hơi nước, hơi nước có nhiệt độ và áp suất cao đi qua tua bin hơi để chuyển đổi năng lượng nhiệt thành năng lượng điện, từ đó thực hiện quá trình tạo ra điện.

Công nghệ này có hiệu suất cao hơn so với phương án 1 nhưng hiệu suất cũng chỉ đạt khoảng 25-30%.

Công nghệ đốt rác phát điện hoạt động như thế nào?

Quy trình đốt rác phát điện cơ bản gồm những công đoạn sau:

  • B1: Thu gom và phân loại rác thải.
  • B2: Chế biến rác thải thành nhiên liệu. Tùy vào từng loại rác thải mà công nghệ xử lý sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
  • Rác thải cháy được sẽ được đem đi sấy khô, nghiền hoặc chế biến thành các hình thức khác để có thể đốt luôn.
  • Rác thải hữu cơ sẽ được ngâm ủ hoặc chôn lấp đúng kỹ thuật để tạo ra khí đốt sinh học.
  • Rác thải là các chất trơ sẽ được đem đi chôn lấp. Ngoài ra, các chất hay vật liệu có khả năng tái chế, tái sử dụng như kim loại sẽ được giữ lại để bán.
  • B3: Đốt rác trong lò hơi để tạo ra hơi nước.
  • B4: Hơi nước được sử dụng để làm quay tuabin và tạo ra điện.

Thực trạng và thách thức của ngành điện rác ở Việt Nam

Ở Việt Nam, mặc dù lượng rác thải đưa ra thị trường là rất lớn nhưng công nghệ đốt rác phát điện còn rất hạn chế và phát triển rất chậm.

Công nghệ này mang đến nhiều lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Do đó, việc lắp đặt và sử dụng công nghệ đốt rác cần được thực hiện một cách kỹ càng và cẩn thận. Quá trình thực hiện đòi hỏi phải có sự giám sát và quản lý chặt chẽ để đảm bảo nguồn chất thải không rò rỉ và làm ảnh hưởng đến môi trường.

Điện rác là gì, thực trạng ngành điện rác ở việt nam

Ngoài ra, công nghệ này hiện vẫn chưa được phổ biến tại Việt Nam là do gặp những khó khăn sau:

  • Chi phí đầu tư cao: Chi phí xây dựng nhà máy đốt rác phát điện bao gồm nhiều khoản như: chi phí mua trang thiết bị hiện đại (chiếm 70-80%), chi phí thuê mua diện tích đất để xây dựng và chi phí xử lý rác.
  • Thu hồi vốn chậm: Nguồn thu của các nhà máy đốt rác là từ việc bán điện phát ra và bán các phế liệu tạo ra từ quá trình chế biến rác thải. Trong khi nguồn vốn đầu tư khá lớn nên thời gian thu hồi vốn thường kéo dài từ 10 đến 20 năm.
  • Chính sách đối với quá trình xử lý chất thải còn thiếu cụ thể: Ví dụ như cơ chế ưu đãi cho các hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải… Điều này khiến không ít dự án xử lý chất thải gặp nhiều khó khăn.
  • Giá mua điện đối với nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực điện rác vẫn chưa rõ ràng.
  • Thủ tục đầu tư đối với các doanh nghiệp muốn đầu tư xử lý rác ở Việt Nam cũng khá phức tạp, gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Với rất nhiều những thách thức trên, có thể thấy quá trình phát triển điện rác ở Việt Nam còn cần thời gian rất dài. Vì vậy, để đẩy nhanh quá trình phát triển, đòi hỏi các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc, cũng như có sự đầu tư lớn của các doanh nghiệp trên cả nước. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước thì các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió vẫn là những giải pháp kinh tế và hiệu quả nhất hiện nay.

Như vậy, với những thông tin trên đây về công nghệ điện rác, hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ được định nghĩa điện rác là gì, các công nghệ điện rác hiện nay, cũng như thực trạng ngành điện rác ở Việt Nam. Còn nếu quan tâm đến lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.

ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

Hotline: 0946868498 – 0943968848
Website: https://sunemit.com
Văn phòng miền Bắc: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
Văn phòng miền Nam: KĐT Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Đánh giá bài viết
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger