Tấm pin mặt trời bị vỡ kính có sử dụng được không?
Mục Lục
Tấm pin mặt trời bị vỡ kính là hiện tượng có thể gặp phải trong quá trình sản xuất, vận chuyển, thi công lắp đặt hoặc sau một thời gian sử dụng lâu dài. Hầu hết trong các trường hợp, pin mặt trời bị nứt vẫn có thể hoạt động được, một số khác có thể hỏng hoàn toàn. Vậy khi nào tấm pin bị vỡ nhưng vẫn có thể sử dụng được? Cách xử lý đối với tấm pin bị vỡ ra sao? Để trả lời cho các câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến tấm pin mặt trời bị vỡ kính
Có nhiều nguyên nhân gây vỡ, nứt bề mặt kính của tấm pin năng lượng mặt trời. Trong đó, có thể chia thành các nguyên nhân sau:
Các vết nứt xuất hiện trong quá trình sản xuất pin mặt trời
Trong quá trình chế tạo pin năng lượng mặt trời, các tế bào quang điện có thể bị đứt gãy. Chính điều này sẽ khiến cho tấm pin năng lượng bị nứt, vỡ. Khắc phục vấn đề này, các đơn vị sản xuất pin mặt trời uy tín luôn kiểm tra và phát hiện các vết nứt điện phát quang trước khi thực hiện cán kính lên cell pin.
Tuy nhiên quá trình này đòi hỏi nhiều nguồn lực, tốn kém thời gian và chi phí thực hiện. Nhưng đó là tiêu chuẩn cần phải có đối với một quy trình sản xuất pin mặt trời chất lượng.
Tấm pin mặt trời bị vỡ kính trong quá trình vận chuyển và lắp đặt
Việc lựa chọn đơn vị lắp đặt và vận chuyển các tấm pin năng lượng mặt trời đặc biệt quan trọng. Nếu sử dụng dịch vụ kém chất lượng, nguy cơ các tấm pin mặt trời bị vỡ trong quá trình vận chuyển hay lắp đặt thi công là rất cao. Vì vậy, chủ đầu tư không nên chọn các đơn vị có giá thành quá rẻ. Điều này sẽ không đảm bảo về chất lượng tấm pin, cũng như làm ảnh hưởng đến hiệu suất của toàn hệ thống. Khiến sản lượng điện mặt trời tạo ra ít, không đáp ứng đủ nhu cầu của người sử dụng.
Các yếu tố môi trường tác động khiến tấm pin bị nứt
Ngoài yếu tố về chất lượng tấm pin, quy trình sản xuất hay quá trình vận chuyển, lắp đặt, thi công thì yếu tố môi trường cũng tác động không nhỏ đến độ bền của tấm pin. Đối với những khu vực có thời tiết khắc nghiệt như mưa tuyết, mưa đá hay nắng gắt thì hiện tượng nứt, vỡ kính sẽ xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng các kỹ thuật lắp đặt và thi công tiên tiến thì vấn đề này sẽ được khắc phục và hạn chế tối đa.
Có nên tiếp tục sử dụng tấm pin mặt trời bị vỡ kính?
Việc có nên tiếp tục sử dụng các tấm pin mặt trời bị nứt vỡ hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng nứt vỡ và loại hệ thống mà bạn đang sử dụng. Đối với trường hợp các tấm pin mặt trời vẫn hoạt động bình thường với vết nứt nhỏ thì chủ đầu tư vẫn có thể sử dụng tạm thời. Tuy nhiên, với các vết nứt lớn hơn thì có thể chia thành hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Không tiếp tục sử dụng đối với hệ thống điện mặt trời hòa lưới hoặc hòa lưới có lưu trữ
Ban đầu, khi mới xảy ra nứt vỡ tấm kính năng lượng mặt trời, lớp keo vẫn còn dính nên sẽ bảo vệ tấm pin không bị ngấm nước. Do đó, hiệu suất hoạt động của pin vẫn xấp xỉ bằng mức ban đầu. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp tục sử dụng, do tác động của nhiệt gây ra sự giãn nở khiến tấm pin dễ bị ngấm nước vào các cell pin. Về lâu dài, có thể gây rò điện ra khung nhôm. Khi đó, hiệu suất của tấm pin giảm dần và làm ảnh hưởng đến inverter. Trong trường hợp nhẹ, inverter sẽ báo lỗi cách điện PV, còn nặng sẽ có thể gây nổ linh kiện bên trong mạch.
Bên cạnh đó, khi một tấm pin mặt trời bị vỡ hay bị nứt, làm giảm công suất thì hiệu suất của cả hệ thống cũng sẽ giảm theo. Ngoài ra, tại các điểm nứt vỡ thì dòng điện cũng bị cản trở và dễ gây hiện tượng chập cháy pin, từ đó có thể gây cháy nổ, hỏa hoạn nguy hiểm cho người dùng. Do đó với hệ thống hòa lưới, bạn không nên sử dụng các tấm pin đã bị nứt hoặc vỡ lâu ngày. Thay vào đó, nên thay kính tấm pin năng lượng mặt trời cho hệ thống.
Trường hợp 2: Có thể tiếp tục sử dụng đối với hệ thống điện mặt trời độc lập
Vì hệ thống điện mặt trời độc lập không liên quan đến điện lưới nên không sợ bị nổ linh kiện bên trong. Do đó, chủ đầu tư có thể sử dụng tạm tấm pin bị vỡ cho đến khi hiệu suất của chúng không đạt yêu cầu. Để thời gian pin kéo dài lâu hơn, bạn có thể sử dụng keo để dán lại kính hoặc dán thêm một lớp kính bảo vệ khác.
Xem thêm: Pin mặt trời hết hạn có sử dụng được không & cách xử lý
Cách ngăn ngừa hiện tượng nứt, vỡ kính tấm pin mặt trời
Hiện tượng nứt, vỡ mặt kính của tấm pin năng lượng mặt trời không chỉ làm giảm hiệu suất của tấm pin, giảm khả năng sản xuất điện của hệ thống, mà còn gây nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn, nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Để ngăn chặn tối đa hiện tượng này, các chủ đầu tư cần quan tâm đến chất lượng tấm pin. Lựa chọn những đơn vị sản xuất và lắp đặt uy tín hàng đầu hiện nay.
Tại SUNEMIT, chúng tôi sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại bậc nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe để tạo ra những tấm pin năng lượng mặt trời chất lượng. Trước khi cán kính, thiết bị EL sẽ phát hiện các lỗi bên trong pin để xử lý kịp thời, ngăn không xảy ra tình trạng nứt vỡ tấm kính pin năng lượng mặt trời. Vì vậy tấm pin sẽ đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất trước khi mang ra thị trường.
Bên cạnh đó, dịch vụ vận chuyển và lắp đặt pin mặt trời tại SUNEMIT luôn được người dùng đánh giá cao. Với đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, có trình độ chuyên môn cao, đã lắp đặt cho hàng ngàn công trình trên toàn quốc sẽ giúp khách hàng sở hữu hệ thống điện mặt trời an toàn, hiệu quả và toàn vẹn nhất, ngăn ngừa các vết nứt vi mô xuất hiện trên các tấm pin mặt trời.
Vì vậy, nếu có nhu cầu lắp đặt và sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời, khách hàng có thể liên hệ ngay SUNEMIT. Chúng tôi không chỉ mang đến những sản phẩm chất lượng mà còn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ chủ đầu tư tận tình nhất, đảm bảo hệ thống lắp đặt hoạt động tối ưu và hiệu quả theo thời gian.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tấm pin mặt trời bị vỡ kính và các biện pháp phòng ngừa, hi vọng đã giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc ban đầu và có kiến thức bổ ích, hỗ trợ tốt nhất trong quá trình lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời.
Với niềm yêu thích đối với các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời, tôi hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống điện mặt trời. Từ đó chọn sử dụng điện mặt trời không chỉ để giảm thiểu chi phí điện năng, mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và hướng đến một tương lai xanh, bền vững hơn.