Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Quy hoạch điện VIII: Năng lượng tái tạo bùng nổ

Ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ chính thức ban hành quyết định số 500/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Quyết định chỉ rõ những nội dung quan trọng đòi hỏi các bộ, ngành, ủy ban quản lý vốn nhà nước; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; Các tập đoàn năng lượng nhà nước như EVN, PVN, TKV phối hợp và tổ chức thực hiện.

Nội dung mới quan trọng trong Quy hoạch điện VIII

Được phê duyệt và ký kết bởi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, quyết định Quy hoạch điện VIII xác định mục tiêu tổng quát là đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng hệ thống điện thông minh và quản trị tiên tiến, kết hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm khí thải gây hại, đồng thời phát triển khoa học công nghệ thế giới; Phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng sử dụng trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia (Giai đoạn 2021-2030 với mức GDP đạt khoảng 7%/năm, còn giai đoạn 2031-2050 là khoảng 6,5-7,5%/năm).

Đặc biệt, nước ta cần phấn đấu đến năm 2030 có tới 50% tòa nhà công sở và 50% nhà ở dân dụng lắp đặt điện mặt trời áp mái để tự cung cấp và sử dụng năng lượng mặt trời, không phụ thuộc vào điện lưới quốc gia.

Quy hoạch điện VIII

Về việc thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng, Quy hoạch chỉ rõ sự ưu tiên tập trung vào phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong sản xuất điện. Theo đó, tỷ lệ năng lượng tái tạo (ngoài thủy điện) cần đạt khoảng 30,9-39,2% vào năm 2023, và hướng tới mục tiêu 47% theo tuyên bố của JETP (Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng). Đến năm 2050, hướng đến tỷ lệ 67,5-71,5% năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện quốc gia.

Cụ thể, cơ cấu các nguồn năng lượng được phân bổ trong các giai đoạn năm 2030 và 2050 như sau: Đến năm 2030, tổng công suất điện của Việt Nam đạt 137,2 GW; trong đó có 27% NĐ than, 21% NĐ khí, 18% thủy điện, 29% năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời…), nhập khẩu gần 4%, thủy điện tích năng và các thiết bị lưu trữ năng lượng khác chiếm gần 1%. Còn đến năm 2045, tổng công suất điện đạt 276,7 GW; trong đó các nguồn năng lượng chiếm tỷ lệ lần lượt: 18% NĐ than, 24% NĐ khí, 9% thủy điện, 44% năng lượng tái tạo, nhập khẩu gần 2% và thủy điện tích năng cùng các thiết bị LTNL khác là 3%.

Bên cạnh đó, cần kiểm soát mức phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất điện xuống mức 204-254 triệu tấn vào năm 2030 và chỉ còn 27-31 triệu tấn vào năm 2050. Đặc biệt, hướng tới mức phát thải cao nhất không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 theo cam kết JETP.

Kết hợp với việc xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến đối với các nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn, đảm bảo việc vận hành và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo một cách hiệu quả.

Về hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo, Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu đến năm 2023 sẽ hình thành 2 trung tâm công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng. Đó là trung tâm sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện năng. Và công nghiệp chế tạo các thiết bị năng lượng tái tạo, cũng như xây dựng, thiết lập các hệ sinh thái công nghiệp NLTT tại các khu vực có tiềm năng phát triển lớn như Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Bắc Bộ.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, Quy hoạch còn hướng đến phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng phục vụ xuất khẩu. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, công suất điện xuất khẩu có thể đạt tới 5.000-10.000 MW.

Như vậy, có thể thấy trong Quy hoạch điện VIII mới, Chính phủ đã có những chính sách mới nhằm phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo (ngoài thủy điện). Đây cũng là hướng đi của hầu hết các nước phát triển trên thế giới hiện nay, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

  • Hotline: 0946868498 – 0943968848
  • Website: https://sunemit.com
  • Facebook: https://facebook.com/sunemit
  • Văn phòng miền Bắc: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Văn phòng miền Nam: KĐT Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM
5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger