Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Lớp phủ chống phản chiếu mới cho pin mặt trời silicon

Trước tình trạng thiếu hụt năng lượng trên toàn cầu, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng cao, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt nhất giúp gia tăng hiệu suất cho các tấm pin mặt trời. Và mới đây nhất, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm ra lớp phủ chống phản xạ mới dựa trên silicon dioxide và zirconium dioxide. Lớp phủ này giúp tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng và tăng khả năng sản xuất điện cho các tấm pin mặt trời.

Lớp phủ chống phản xạ mới giúp nâng cao hiệu suất tấm pin

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã nghiên cứu việc sử dụng silicon dioxide (SiO2) và zirconium dioxide (ZrO2) làm lớp phủ chống phản xạ cho pin mặt trời silicon đa tinh thể.

Mục đích chính của lớp phủ này là để giảm sự phản xạ của ánh sáng khi chiếu tới tấm pin mặt trời, từ đó cải thiện khả năng hấp thụ ánh sáng của vật liệu bán dẫn và làm tăng hiệu suất chuyển đổi cho tấm pin quang điện.

Để so sánh hiệu suất trước và sau khi thêm lớp phủ, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tấm pin mặt trời Si đa tinh thể có hiệu suất 14,4% và tạo ra 3 loại lớp phủ phản xạ bao gồm: lớp phủ phản xạ bằng SiO2, bằng ZrO2 và bằng SiO2 kết hợp ZrO2.

Đối với cả 3 lớp phủ trên, các nhà nghiên cứu đều sử dụng kỹ thuật phủ phún xạ tần số vô tuyến (RF). Kỹ thuật này nhằm đảm bảo lớp phủ được phân bố đồng đều và cho kết quả kiểm nghiệm chính xác nhất.

Sau khi phủ lớp phản xạ lên trên tế bào quang điện, các nhà nghiên cứu đã so sánh và đánh giá hiệu suất của các tấm pin quang điện như sau:

Hiệu suất chuyển đổi của tấm pin được phủ lớp phản xạ SiO2 – ZrO2 tăng thêm 3,2% so với tấm pin không được phủ.

Hiệu suất chuyển đổi của tấm pin được phủ lớp phản xạ ZrO2 tăng thêm 2,3% so với tấm pin không được phủ.

Hiệu suất chuyển đổi của tấm pin được phủ lớp phản xạ SiO2 tăng thêm 1,2% so với tấm pin không được phủ.

Như vậy, với lớp phủ mới, hiệu suất tấm pin mặt trời đã được cải thiện đáng kể. Hiện công nghệ này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển và cần thời gian để có thể ứng dụng trong sản xuất thương mại.

Ngoài vật liệu tạo nên lớp phủ, độ nhám của bề mặt lớp phủ cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ hay phản xạ ánh sáng của chúng. Khi độ nhám bề mặt tăng lên thì có thể khả năng phản xạ ánh sáng sẽ giảm, khả năng hấp thụ được tăng cường, từ đó giúp làm tăng hiệu suất chuyển đổi cho tế bào quang điện.

Để biết thêm những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, bạn đọc có thể theo dõi chuyên trang sunemit.com của chúng tôi. SUNEMIT sẽ liên tục cập nhật những tin tức mới nhất để cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.

Đánh giá bài viết
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger