Logistics xanh là gì? Xu hướng Logistics xanh trong tương lai
Mục Lục
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Vì vậy, các giải pháp “xanh” liên tục được đưa ra nhằm cải thiện môi trường mà vẫn đạt được các mục đích tăng trưởng kinh tế, xã hội. Một trong những giải pháp đó là ứng dụng Logistics xanh vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Vậy Logistics xanh là gì? Lợi ích của mô hình này, cách triển khai và xu hướng của chúng trong tương lai. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau, bạn có thể tham khảo.
Logistics xanh là gì?
Logistics xanh (còn gọi là Green Logistics) là mô hình Logistics hướng tới mục tiêu giảm lượng khí thải carbon và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. Mô hình này được thực hiện bằng cách ứng dụng các công nghệ xanh, các giải pháp thân thiện với môi trường vào trong các hoạt động logistics như: vận chuyển, đóng gói, tái chế và lưu trữ…
Các mục tiêu chính của Logistics xanh, đó là:
- Để giảm thiểu lượng khí thải carbon của các hoạt động Logistics.
- Giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn.
- Sử dụng các vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng thay thế các vật liệu dùng một lần.
- Đưa tính bền vững vào chuỗi cung ứng để bảo vệ môi trường về lâu dài.
Lợi ích của Green Logistics
Logistics là một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng hàng hóa. Do đó, việc ứng dụng mô hình logistics xanh vào kinh doanh, sản xuất cũng sẽ có tác động không nhỏ đến doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Giảm ô nhiễm môi trường
Triển khai logistics xanh sẽ giúp làm giảm đáng kể lượng khí nhà kính được sinh ra trong quá trình vận chuyển và quản lý hàng hóa. Điều này được thể hiện thông qua việc năng lượng tái tạo được sử dụng thay thế cho năng lượng hóa thạch. Bên cạnh đó là các hành động khác như giảm thiểu phá rừng, gia tăng hiệu quả tái chế, tái sử dụng… Tất cả đem đến tác động tích cực đến môi trường, giúp bảo vệ các môi trường đất, nước và không khí trở nên xanh và sạch.
Giảm chi phí vận chuyển
Không chỉ có ích cho môi trường, logistics xanh còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và gia tăng hiệu quả vận chuyển. Bằng cách kết hợp các đơn hàng đi chung một chuyến, hay lựa chọn tuyến đường hợp lý…doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận chuyển. Với số lượng hoạt động vận chuyển giảm, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được chi phí vận tải mà còn giảm phát thải CO2, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
Giảm chi phí đóng gói bao bì
Logistics xanh có liên quan đến việc sử dụng bao bì hoặc vật liệu có thể phân hủy sinh học hoặc tái sử dụng. Mặc dù chi phí ban đầu có thể đắt hơn so với các vật liệu thông thường nhưng các vật liệu này có thể tái chế và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp lâu dài. Một số vật liệu có thể tái chế phổ biến nhất là: bìa cứng, pallet gỗ… Vì các vật liệu đóng gói chiếm tới một nửa lượng rác thải gây ô nhiễm nên những đóng góp logistics xanh là rất quan trọng. Nếu biết ứng dụng mô hình này một cách chính xác, bạn sẽ không chỉ tiết kiệm được chi phí đóng gói, mà còn có thể làm giảm lượng rác thải thải ra môi trường.
Tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp
Áp dụng mô hình logistics xanh trong chuỗi cung ứng cũng là cách giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị hình ảnh cho đơn vị mình. Đối với các khách hàng, nhà cung cấp hay đối tác liên quan, những doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường sẽ là một điểm cộng lớn so với các đơn vị khác trên thị trường. Bởi rất nhiều các đối tác, khách hàng chỉ tìm kiếm các nhà sản xuất thân thiện với môi trường để đáp ứng các tiêu chuẩn trên thị trường của họ. Khi đó, thương hiệu của doanh nghiệp cũng được đánh giá rất cao.
Tăng hiệu quả quản lý kho hàng
Tự động hóa trong việc quản lý kho hàng cũng là một trong những hoạt động thuộc logistics xanh. Việc thực hiện các quy trình tự động sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả vận hành, tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong việc quản lý kho hàng.
Ví dụ như việc cài đặt hệ thống quản lý hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất do hàng hóa hết hạn sử dụng…
Vì vậy để cải thiện hiệu suất hoạt động, tiết kiệm chi phí vận hành, cũng như góp phần vào việc xây dựng một quốc gia phát triển bền vững, các doanh nghiệp nên áp dụng các quy trình xanh như Logistics xanh vào hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Điều này không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp, mà còn tác động tích cực đến toàn xã hội.
Cách triển khai xanh logistics hiệu quả
Logistics bao gồm các hoạt động bên trong nhà kho và bên ngoài nhà kho. Do đó, cách triển khai mô hình Green Logistics sẽ được chia như sau:
Đối với hoạt động bên trong nhà kho
Cần tối ưu hóa không gian lưu trữ của kho hàng. Điều này giúp công ty giảm việc phải di chuyển máy móc để xử lý, cũng như tránh các hoạt động không cần thiết, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.
Phương pháp này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người vận hành, đồng thời gia tăng khả năng lưu trữ của kho.
Đặc biệt, đối với các công ty có kho lưu trữ phải duy trì ở nhiệt độ nhất định thì việc tối ưu hóa không gian lưu trữ có lợi ích rất lớn. Nó giúp làm giảm diện tích không gian phải duy trì nhiệt độ, từ đó giảm mức tiêu thụ điện từ điều hòa, giảm chi phí vận hành và giảm khả năng gây ô nhiễm.
Đối với hoạt động bên ngoài nhà kho
- Doanh nghiệp nên sử dụng các nguyên liệu thô có nguồn gốc hữu cơ, bao bì được làm bằng vật liệu phân hủy sinh học hoặc nhà cung cấp phải có nhãn hoặc chứng nhận môi trường nhất định.
- Giảm quãng đường di chuyển trong quá trình vận chuyển, từ đó công ty có thể giảm lượng khí thải nhà kính do vận chuyển hàng hóa đến kho của mình.
- Giảm không gian trống trong các chuyến đi, từ đó giảm số lượng chuyến đi, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp.
Xu hướng logistics xanh trong tương lai
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng thì nhu cầu về phát triển bền vững cũng ngày càng gia tăng. Do đó, logistics xanh ngày càng trở nên quan trọng và có thể trở thành xu hướng của tương lai. Đi cùng với đó không thể thiếu sự phát triển của các yếu tố sau:
- Công nghệ thông minh: Sự phát triển của công nghệ thông tin có thể giúp tối ưu hóa quy trình logistics, gia tăng hiệu quả quản lý, theo dõi, cũng như giúp tiết kiệm, giảm thiểu chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
- Năng lượng tái tạo: Sự chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo trong quá trình vận chuyển như chuyển sang xe điện, các trạm vận chuyển sử dụng năng lượng mặt trời, hay sử dụng năng lượng tái tạo trong quá trình lưu trữ, xử lý hàng hóa. Điều này mang đến khả năng tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tác động đến môi trường hiệu quả.
- Đổi mới trong chuỗi cung ứng: Việc sử dụng các vật liệu tái chế trong đóng gói bao bì sẽ giúp làm giảm đáng kể lượng rác thải tới môi trường và bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm.
- Chia sẻ phương tiện vận chuyển giữa các đơn vị: Các đơn vị có thể dùng chung phương tiện vận chuyển để tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu lượng khí thải phát ra môi trường.
Như vậy có thể thấy, logistics xanh đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, thậm chí là cả quốc gia. Vì vậy, để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời đóng góp cho sự phát triển của đất nước, các đơn vị hãy ứng dụng ngay mô hình logistics xanh vào doanh nghiệp của mình để nhận về những giá trị lợi ích tốt nhất nhé!
ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG
Hotline: 0946868498 – 0943968848
Website: https://sunemit.com
Facebook: https://facebook.com/sunemit
Văn phòng miền Bắc: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
Văn phòng miền Nam: KĐT Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Với niềm yêu thích đối với các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời, tôi hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống điện mặt trời. Từ đó chọn sử dụng điện mặt trời không chỉ để giảm thiểu chi phí điện năng, mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và hướng đến một tương lai xanh, bền vững hơn.