Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Hệ thống điện mặt trời là gì? Cấu tạo, nguyên lý & bảng giá lắp 2025

Điện năng lượng mặt trời đang dần trở thành xu hướng của tương lai bởi đây là nguồn năng lượng tái tạo sạch, đem lại rất nhiều lợi ích cũng như thân thiện với môi trường. Vậy hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời như thế nào? Có mấy loại hệ thống điện mặt trời? Chi phí lắp điện năng lượng mặt trời bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết SUNEMIT chia sẻ dưới đây.

Hệ thống điện mặt trời là gì?

Hệ thống điện mặt trời là hệ thống có tác dụng biến đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng thông qua các tấm pin mặt trời. Năng lượng mặt trời cung cấp một nguồn năng lượng vô hạn, không sinh ra khí thải CO2 và đặc biệt là không mất chi phí khi sử dụng, bởi vậy đây là nguồn năng lượng tái tạo vô cùng sạch, đáng tin cậy và mang lại nhiều giá trị cho con người.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì

Cấu tạo của hệ thống điện mặt trời

Các thành phần cơ bản cấu tạo nên hệ thống điện năng lượng mặt trời bao gồm: Các tấm pin mặt trời, Biến tần chuyển đổi điện (inverter), Bộ lưu điện năng lượng mặt trời (thường là ắc quy hoặc pin lithium). Mỗi bộ phận đóng một vai trò khác nhau, giúp tạo nên một hệ thống điện mặt trời hoàn chỉnh.

  • Pin năng lượng mặt trời: Có chức năng thu nhận ánh sáng và chuyển đổi thành điện năng. Thành phần chính trong pin mặt trời là silic tinh khiết – có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang có nhiệm vụ thu nhận và chuyển hóa ánh sáng thành điện năng (tồn tại ở dạng điện 1 chiều).
  • Bộ biến tần Inverter: Có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện một chiều DC của pin mặt trời sang điện xoay chiều AC để sử dụng cho các thiết bị điện.
  • Bộ lưu điện năng lượng mặt trời: Vì điện mặt trời không được sản xuất liên tục do thời gian chiếu sáng cố định, do đó cần có pin lưu trữ để lưu trữ lại nguồn điện này. Khi điện lưới bị mất hoặc hệ thống điện mặt trời không sản xuất ra điện (vào ban đêm) thì các bình lưu trữ này sẽ cung cấp cho các tải tiêu thụ thay cho điện lưới.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống năng lượng mặt trời

Nhìn vào cấu tạo ta có thể thấy cơ chế hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời dựa trên hiệu ứng quang điện trong vật lý học.

  1. Hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp lên mái nhà hoặc những vị trí có nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Những tấm pin sẽ có tác dụng hấp thu các photon trong ánh sáng mặt trời và tạo thành dòng điện một chiều (DC).
  2. Dòng điện một chiều này thông qua bộ chuyển đổi inverter sẽ chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC). Dòng điện xoay chiều tạo ra có cùng tần số và cùng pha với điện lưới, sau đó hòa vào lưới điện để cung cấp điện cho gia đình.
  3. Đối với những hệ thống điện mặt trời có lưu trữ, hệ thống sẽ sạc đầy vào các bình ắc quy/ pin lithium. Sau đó điện từ pin xả ra sẽ chuyển đến biến tần inverter rồi hòa vào lưới điện của nhà nước. Từ đó, cả hai nguồn điện này sẽ cùng lúc cung cấp điện cho các tải tiêu thụ. Tuy nhiên hệ thống sẽ tự động ưu tiên sử dụng nguồn điện mặt trời cho các tải. Chỉ khi hệ thống điện mặt trời không sản sinh ra điện hoặc không cung cấp đủ nguồn điện thì sẽ chuyển sang sử dụng nguồn điện lưới.

hệ thống điện năng lượng mặt trời

Phân loại hệ thống điện năng lượng mặt trời

Có 3 loại hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm: Hệ thống điện mặt trời hòa lưới (On Grid), hệ thống điện mặt trời độc lập (Off Grid) và hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ (Hybrid). Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm và phù hợp với từng mục đích sử dụng riêng.

Hệ thống hòa lưới Hệ thống Hybrid Hệ thống độc lập
Khái niệm
  • Là hệ thống được kết nối trực tiếp với hệ thống điện quốc gia.
  • Là sự kết hợp của hệ thống hòa lưới và hệ thống độc lập.
  • Là hệ thống không kết nối với hệ thống điện quốc gia.
Nguyên lý hoạt động
  • Tấm pin mặt trời chuyển đổi ánh sáng thành điện DC → Biến tần chuyển điện DC thành AC → Hòa vào lưới điện quốc gia để cung cấp điện.
  • Tấm pin mặt trời tạo điện DC → Lưu vào pin lưu trữ → Biến tần chuyển điện DC thành điện AC → Hòa vào lưới điện quốc gia để cung cấp điện.
  • Tấm pin mặt trời tạo điện DC → Lưu vào pin lưu trữ → Biến tần chuyển điện DC thành điện AC, cung cấp điện trực tiếp cho thiết bị điện
Đặc điểm
  • Ưu điểm:
  • Chi phí thấp
  • Dễ dàng lắp đặt, đấu nối
  • Bán lại điện dư thừa
  • Nhược điểm:
  • Mất điện khi mất điện lưới
  • Phụ thuộc vào lưới điện
  • Ưu điểm: 
  • Cung cấp điện cả vào ban đêm và khi mất điện lưới
  • Tận dụng tối ưu sản lượng điện mặt trời tạo ra
  • Nhược điểm: 
  • Chi phí cao
  • Lắp đặt phức tạp hơn
  • Ưu điểm: 
  • Không phụ thuộc vào điện lưới
  • Cung cấp điện liên tục 24/7
  • Nhược điểm: 
  • Bảo trì phức tạp

 

Ứng dụng
  • Hộ gia đình hoặc doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng điện chủ yếu vào ban ngày.
  • Hoặc những ai muốn trải nghiệm công nghệ và đầu tư với giá thành rẻ.
  • Hộ gia đình hoặc doanh nghiệp muốn sử dụng điện liên tục, không phụ thuộc vào điện lưới.
  • Muốn tận dụng tối đa sản lượng điện mặt trời tạo ra.
  • Những nơi không có điện lưới.
  • Sử dụng với nhu cầu cơ bản (thắp sáng hoặc tiêu thụ các thiết bị công suất nhỏ)

Lợi ích của việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Điện năng lượng mặt trời mang đến nhiều lợi ích cho chủ đầu tư, có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện hàng tháng
  • Thời gian sử dụng hệ thống điện mặt trời có thể kéo dài tới hơn 30 năm. Đồng thời các chi phí bảo trì, bảo dưỡng cũng rất ít trong quá trình sử dụng.
  • Giúp nâng cao tính thẩm mỹ và tăng giá trị cho công trình của bạn
  • Hỗ trợ giảm gánh nặng từ các nhà máy nhiệt điện, giảm khí CO2 giúp bảo vệ môi trường sống bên cạnh việc sinh lời từ việc bán lượng điện dư thừa từ hệ thống điện mặt trời trực tiếp cho EVN.

hệ thống pin năng lượng mặt trời

Xem thêm: Ưu và nhược điểm của điện năng lượng mặt trời

Giá lắp điện năng lượng mặt trời bao nhiêu?

Với những lợi ích mà hệ thống điện mặt trời đem lại, nhu cầu lắp và sử dụng năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình ngày càng tăng cao. Do đó, để giúp người dùng tính toán và lựa chọn hệ thống phù hợp nhất với chi phí đầu tư, chúng tôi đã tổng hợp bảng giá lắp điện mặt trời chi tiết dưới đây:

1. Chi phí lắp hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Hệ thống hòa lưới công suất < 10kwp (Cho các hộ gia đình)
Công suất Lượng điện tạo ra Giá lắp
3 Kwp ~12kwh/ ngày 39 – 45 triệu đồng
5 Kwp ~20kwh/ ngày 65 – 75 triệu đồng
10 Kwp ~40kwh/ ngày 130 – 150 triệu đồng

Mỗi 1kwp pin mặt trời sẽ tạo được 4kwh điện một ngày.

Hệ thống hòa lưới công suất > 10kwp (Cho doanh nghiệp)
Công suất  Giá lắp
Dưới 100 Kwp 10 triệu đồng/ 1kwp
Từ 100 Kwp đến 300 Kwp 8 – 9 triệu đồng/ 1kwp
Từ 300 Kwp đến 1Mwp 7 – 8 triệu đồng/ 1kwp
Trên 1Mwp 6 – 7 triệu đồng/ 1kwp

Như vậy, đối với các hệ thống có công suất càng lớn thì chi phí trên mỗi kwp sẽ càng rẻ hơn.

2. Chi phí lắp hệ thống điện mặt trời Hybrid

Công suất Giá lắp
3 Kwp 80 – 100 triệu đồng
5 Kwp 100 – 140 triệu đồng
10 Kwp 190 – 220 triệu đồng
15 Kwp 260 – 290 triệu đồng

Đối với hệ thống điện mặt trời Hybrid, mỗi 1kwp điện mặt trời thường có giá khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, giá thành hệ thống phụ thuộc chủ yếu vào dung lượng pin lưu trữ. Do đó, nếu trang bị dung lượng pin lưu trữ càng lớn thì giá thành của hệ thống càng cao.

Vậy Hộ gia đình nên lắp hệ thống điện mặt trời bao nhiêu kw?

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lắp điện mặt trời

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lắp điện mặt trời đó là:

  • Loại hệ thống điện mặt trời bạn lựa chọn (dựa vào nhu cầu sử dụng điện hàng ngày): Hệ thống hòa lưới bám tải có giá thành rẻ hơn hệ thống hòa lưới có lưu trữ.
  • Chất lượng vật tư thiết bị: Tấm pin hiệu suất cao, tuổi thọ cao, được bảo hành trong thời gian dài sẽ có giá cao hơn các tấm pin hiệu suất thấp…
  • Cấu trúc mái nhà và điều kiện thi công: Mái tôn có chi phí lắp đặt rẻ nhất, tiếp đến là mái ngói và mái bằng…

chi phí lắp điện năng lượng mặt trời

Một số câu hỏi thường gặp về hệ thống điện mặt trời

Thời gian hoàn vốn hệ thống điện mặt trời là bao lâu?

Thời gian hoàn vốn hệ thống điện mặt trời thường dao động từ 4 – 6 năm. Tuy nhiên, tùy vào công suất lắp đặt, chi phí đầu tư, lượng điện tiêu thụ và giá điện ở mỗi thời điểm mà thời gian hoàn vốn có thể kéo dài hoặc ngắn hơn.

Tuổi thọ của hệ thống điện mặt trời là bao lâu?

Tuổi thọ của hệ thống được tính theo từng thiết bị, đó là:

  • Các tấm pin mặt trời có tuổi thọ trung bình 25 – 30 năm.
  • Biến tần hòa lưới có tuổi thọ từ 10 – 15 năm.
  • Pin lưu trữ điện mặt trời có tuổi thọ khoảng 5 – 15 năm tùy loại.

Cần lưu ý gì khi lắp hệ thống điện mặt trời?

  • Tìm hiểu kỹ càng về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước trong lắp đặt điện mặt trời áp mái.
  • Chọn đơn vị lắp đặt uy tín, nhiều kinh nghiệm trên thị trường.
  • Mua và sử dụng các thiết bị vật tư chính hãng, chất lượng, được bảo hành trong thời gian dài.
  • Đảm bảo hệ thống được lắp đặt đúng cách và hoạt động ổn định.

Bao lâu cần vệ sinh, bảo trì hệ thống điện mặt trời 1 lần?

  • Đối với các tấm pin mặt trời, nên vệ sinh và làm sạch khoảng 6 tháng – 1 năm một lần.
  • Đối với toàn hệ thống (kiểm tra biến tần, hệ thống dây cáp, các kết nối…) nên bảo trì 1 – 2 năm một lần.

Chi phí bảo trì mỗi lần dao động khoảng 100.000đ đến vài trăm nghìn cho 1kwp.

Thủ tục đăng ký bán điện lên hệ thống điện quốc gia như thế nào?

Theo Nghị định 135/2024/NĐ-CP, từ ngày 22/10/2024, điện mặt trời chính thức được bán lại cho EVN với giá bán bằng giá điện bình quân của năm trước liền kề. Theo đó, các hộ gia đình, doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời có thể bán lại điện mặt trời theo quy trình sau:

Bước 1. Làm hồ sơ đăng ký, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký theo Mẫu tại phụ lục kèm Nghị định 135/2024/NĐ-CP
  • Kèm bản vẽ thiết kế lắp đặt điện mặt trời
  • Các bản sao chủ trương đầu tư, giấy phép xây dựng, kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, nghiệm thu công trình.

Bước 2. Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Số lượng 1 bộ. Tuy nhiên, các bản sao tài liệu kèm theo nếu chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu.

Bước 3. Công ty điện lực EVN sẽ tiến hành kiểm tra các thông số kỹ thuật của dự án (trong 1 ngày).

Bước 4. Nếu đạt, EVN sẽ lắp đặt công tơ điện 2 chiều và ký hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư (trong 2 ngày).

hệ thống pin năng lượng mặt trời giàn pin năng lượng mặt trời
giàn pin năng lượng mặt trời trên khung đỡ hệ thống pin lưu trữ năng lượng mặt trời

Trên đây là những thông tin chi tiết về hệ thống điện năng lượng mặt trời bao gồm định nghĩa, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống, hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu cần tư vấn và lắp đặt điện mặt trời cho gia đình, doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay SUNEMIT bạn nhé!

ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

Hotline: 0946868498 – 0943968848

Website: https://sunemit.com

Facebook: https://facebook.com/sunemit

Văn phòng miền Bắc: 168/1 Hào Nam, P. Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger