Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Giá điện tăng ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất?

Việc tăng giá điện lên 3% mới đây của EVN đã có những ảnh hưởng quan trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các đơn vị kinh doanh không ngừng phát triển, mở rộng quy mô và nâng cao năng lực sản xuất. Điều này kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện tại các doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng. Do đó để tối ưu chi phí và gia tăng hiệu quả kinh doanh, bắt buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp quy hoạch và sử dụng các nguồn năng lượng một cách hiệu quả.

Giá điện tăng 3% nhưng chưa phải là cao

Theo quyết định của Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá điện bán lẻ bình quân tăng lên mức 1.920 đồng/kWh từ ngày 4/5/2023, tương đương tăng 3% so với mức giá điện cũ. Con số này được đánh giá là thấp hơn đáng kể so với kịch bản tăng giá điện do EVN xây dựng trước đó.

Theo Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (Hanoisme), bà Trịnh Thị Ngân cho biết: Với mức tăng giá điện 3% chưa phải là nhiều để có thể bù đắp được những tổn thất to lớn của ngành điện. Do đó, dù điện đã tăng giá và người dân phải trả chi phí tiền điện cao hơn nhưng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia thì đòi hỏi cả doanh nghiệp và người dân phải đồng hành cùng với ngành điện.

Cùng với đó, hiện nay dù giá điện đã tăng nhưng giá điện bán lẻ tại Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ giá điện tại Trung Quốc là 2.780 đồng/kWh, Thái Lan là 3.273 đồng/kWh hay Đức là 4.278 đồng/kWh… trong khi Việt Nam mới là 1.920 đồng/kWh. Đây là mức giá được tăng sau 4 năm liên tiếp giữ nguyên giá điện để hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp trong thời kỳ covid trước đó.

Giá điện tăng làm tăng chi phí hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất

Trước tình hình giá điện tăng, cũng giống như bất kỳ loại hàng hóa, dịch vụ nào khi tăng giá cũng đều ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, điện là một loại hàng hóa đặc biệt mà bất kỳ khách hàng nào cũng cần sử dụng. Do đó, việc tăng giá điện sẽ có tác động chung đến toàn bộ nền kinh tế, nhất là trong thời điểm nắng nóng đang bước vào thời kỳ cao điểm như hiện nay.

Đối với các đơn vị kinh doanh các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn… hoặc các dịch vụ khác sẽ phải chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc tăng giá điện. Theo số liệu thống kê từ năm 2022, EVN có tới 528.000 khách hàng sử dụng điện cho mục đích kinh doanh dịch vụ. Khi đó, nếu chi phí tiền điện mỗi tháng khách hàng phải trả vào khoảng 53 triệu đồng. Sau khi áp dụng mức giá mới, chi phí mỗi tháng sẽ tăng thêm 1.410.000 đồng/tháng.

Đối với các đơn vị sản xuất như các hộ gia đình sản xuất hay nhà máy, xí nghiệp lớn, khi giá điện tăng cũng sẽ “độn” chi phí sản xuất lên cao hơn. Cũng theo số liệu năm 2022, EVN cung cấp điện tới 1,822 triệu hộ sản xuất. Khi đó, nếu mỗi hộ phải trả bình quân 106 triệu đồng/tháng. Khi áp dụng giá điện mới, mỗi hộ này sẽ phải trả thêm 3.070.000 đồng/tháng.

Còn đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, EVN cung cấp điện tới cho 662.000 khách hàng. Nếu khách hàng phải chi trả 20.1 triệu tiền điện/tháng thì sau tăng giá, nhóm này sẽ phải trả thêm 400.000 đồng/tháng.

Như vậy, có thể thấy chính sách tăng giá điện sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất đến các đơn vị kinh doanh hoặc các đơn vị sản xuất cần sử dụng nhiều điện năng.

Đối với các đơn vị sản xuất, nhà máy sản xuất

Một số ngành sản xuất chịu tác động tiêu cực lớn từ việc tăng giá điện phải kể đến là các nhà máy sản xuất xi măng, hóa chất, luyện kim (thép) và sản xuất giấy.

Với các doanh nghiệp sản xuất thép, chi phí về điện chiếm tới 9 – 10% giá vốn hàng bán. Mức này cũng tương đương với các đơn vị thuộc ngành hóa chất. Với các doanh nghiệp sản xuất xi măng, con số này chiếm đến 14 – 15% giá vốn hàng bán. Còn với doanh nghiệp sản xuất giấy, chi phí về điện chiếm khoảng 4 – 5% chi phí bán hàng. Do đó, khi giá điện tăng 3%, đồng nghĩa với việc lợi nhuận của các ngành này sẽ giảm. Ngành thép ước tính giảm 15%, xi măng giảm 13% và ngành giấy giảm 2%.

Giá điện tăng khiến chi phí sản xuất ngành thép tăng đáng kể

Đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ

Các đơn vị kinh doanh các loại hình dịch vụ như nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng… cũng là những đối tượng phải chịu ảnh hưởng lớn bởi việc tăng giá điện. Đối với khách sạn hay nhà hàng, chi phí để mở và duy trì hoạt động là không nhỏ. Trong đó, chi phí tiền điện cũng là một loại chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng các nguồn chi phí phải chi trả. Đặc biệt, vào các mùa nắng nóng cao điểm, hệ thống điều hòa, hệ thống làm mát đều hoạt động hết công suất mỗi ngày, cùng với nhiều thiết bị khác hoạt động khiến nhu cầu sử dụng điện tăng vọt và đẩy chi phí tiền điện tăng lên rất cao.

Việc tiêu thụ lượng điện năng lớn vào toàn bộ các thời điểm trong ngày, bao gồm cả giờ cao điểm không chỉ làm tăng nhanh chóng hóa đơn tiền điện mà còn gây áp lực lên lưới điện quốc gia, gây mất điện trên diện rộng. Khi đó, việc mất điện không chỉ gây gián đoạn quá trình kinh doanh của khách sạn/ nhà hàng mà còn khiến chi phí hoạt động tăng cao hơn nữa nếu các đơn vị này sử dụng máy phát điện để cấp điện thay thế. Bởi máy phát điện thường chạy bằng xăng, dầu và chi phí mua nhiên liệu khá tốn kém. Điều này cũng sẽ gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp.

Giải pháp cho ngành năng lượng khi giá điện tăng

Đứng trước những tác động tiêu cực từ việc tăng giá điện, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chính phủ yêu cầu mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức và thay đổi thói quen sử dụng điện. Đồng thời, hướng đến sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế như năng lượng mặt trời để làm giảm áp lực lên ngành điện.

Sử dụng điện mặt trời là giải pháp hiệu quả khi giá điện tăng

Trong những năm gần đây, với nhiều chính sách hỗ trợ của chính phủ cũng như những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật mà giá lắp điện mặt trời ngày càng tốt hơn. Điều này giúp cho nhiều đối tượng có thể tiếp cận và sử dụng điện năng lượng mặt trời. Các hộ gia đình có thể tiết kiệm hóa đơn tiền điện hàng tháng và sử dụng nguồn năng lượng sạch miễn phí trong thời gian dài. Các đơn vị kinh doanh, sản xuất có thể giảm thiểu chi phí hoạt động, tự chủ về nguồn điện và không quá phụ thuộc vào điện lưới quốc gia.

Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng mặt trời là hoàn toàn sạch, không tạo ra chất thải gây hại nên sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế xanh, bền vững của quốc gia. Đây được coi là giải pháp hiệu quả, hạn chế được những tác động tiêu cực trong bối cảnh giá điện ngày càng leo thang như hiện nay.

Khách hàng muốn sử dụng năng lượng xanh và đóng góp một phần vào việc phát triển nền kinh tế bền vững, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để lắp đặt điện mặt trời ngay hôm nay!

ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

  • Hotline: 0946868498 – 0943968848
  • Website: https://sunemit.com
  • Facebook: https://facebook.com/sunemit
  • Văn phòng miền Bắc: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Văn phòng miền Nam: KĐT Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM
5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger