Đoản mạch là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Mục Lục
Đoản mạch (ngắn mạch) là một hiện tượng xảy ra ở mạch điện, có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như: tia lửa điện, cháy và ngắt mạch điện. Vậy đoản mạch là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng này ra sao? Cùng Sunemit đọc ngay bài viết sau để có câu trả lời bạn nhé!
Đoản mạch là gì?
Đoản mạch hay còn gọi là ngắn mạch, là một hiện tượng xảy ra khi điện trở trong mạch cực thấp hoặc bằng 0, dẫn đến dòng điện tăng đột ngột và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tác hại nghiêm trọng của đoản mạch
Tùy vào cường độ dòng điện sinh ra mà đoản mạch có thể gây ra những mức độ ảnh hưởng khác nhau, bao gồm:
- Gây cháy nổ: Dòng điện quá lớn gây quá tải cho hệ thống điện, làm nóng dây dẫn, sinh ra nhiệt và gây nguy cơ cháy nổ rất cao.
- Hư hỏng các thiết bị điện: Dòng điện lớn có thể gây hư hỏng thiết bị điện và gây cháy cầu chì.
- Nguy cơ mất an toàn: Ngắn mạch có thể gây giật điện và đe dọa đến tính mạng con người. Trong khi cháy nổ vừa gây thiệt hại tài sản vừa gây nguy hiểm đến con người.
Các loại đoản mạch (ngắn mạch)
Đoản mạch (ngắn mạch) được phân thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 4 loại chính sau:
- Ngắn mạch ba pha: Xảy ra khi ba pha chạm nhau hoặc chạm vào dây trung tính cùng lúc.
- Ngắn mạch hai pha: Xảy ra khi hai pha chạm nhau.
- Ngắn mạch hai pha chạm đất: Xảy ra khi hai pha chạm nhau, đồng thời chạm đất.
- Ngắn mạch một pha chạm đất: Xảy ra khi một pha chạm đất hoặc chạm vào một phần tử dẫn điện khác (chẳng hạn như phần vỏ kim loại của một thiết bị điện).
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đoản mạch
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đoản mạch. Tuy nhiên, bản chất gây ra sự cố đoản mạch là do các sợi dây dính vào nhau, làm cho điện trở của mạch rất thấp hoặc có thể bằng 0. Điều này khiến cường độ dòng điện tăng đột ngột và gây chập điện, cháy nổ, hỏa hoạn. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra sự cố đoản mạch:
- Dây dẫn cũ lâu ngày không thay, lớp vỏ cách điện không còn hoạt động tốt, dễ gây chập cháy lõi điện bên trong.
- Do sự sai sót, nhầm lẫn trong quá trình đấu nối dây điện. Chẳng hạn như để khoảng cách hai dây dẫn quá gần nhau hoặc đấu nối không đúng kỹ thuật gây chập mạch.
- Do quá tải điện: Khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, việc sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị có công suất lớn như điều hòa, tủ lạnh, bếp điện sẽ khiến dòng điện bị quá tải và dẫn đến tình trạng chập cháy.
- Các yếu tố thiên tai như gió bão, sét đánh… Do sét có chứa một nguồn năng lượng lớn, chúng có thể làm chập cháy và làm hỏng các lớp vỏ cách điện, từ đó gây ra hiện tượng đoản mạch chỉ trong một thời gian ngắn.
Các cách phòng tránh hiện tượng đoản mạch
Đoản mạch có thể gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, vì vậy để ngăn ngừa hiện tượng đoản mạch xảy ra, bạn cần có những biện pháp phòng tránh kịp thời. Dưới đây là những giải pháp giúp bạn có thể ngăn ngừa hiện tượng đoản mạch xảy ra:
- Sử dụng Aptomat: Đây là thiết bị giúp tự động ngắt mạch khi có dòng điện quá lớn chạy qua. Điều này giúp bảo vệ các thiết bị điện và cả hệ thống điện an toàn, tránh sự cố ngắn mạch xảy ra.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện: Giúp phát hiện kịp thời các vấn đề về dây điện, đảm bảo lớp cách điện còn hoạt động tốt, các thiết bị điện còn hoạt động bình thường.
- Đối với dây điện, chọn loại dây điện có tiết diện phù hợp với tải tiêu thụ, tránh trường hợp quá tải gây ra hiện tượng đoản mạch.
- Ngắt và rút tất cả các thiết bị điện khi không dùng đến, trừ các thiết bị cần duy trì nguồn điện liên tục như tủ lạnh.
Ngoài các phương pháp phòng tránh trên, khi đã xảy ra hiện tượng đoản mạch, để khắc phục sự cố, bạn cần rút điện và ngắt kết nối tất cả các thiết bị điện. Sau đó, gọi cho các bên dịch vụ sửa chữa điện để khắc phục nếu không có các kiến thức và kỹ năng về an toàn điện.
Hiện tượng đoản mạch có thể xảy ra trên bất kỳ hệ thống điện nào, bao gồm cả hệ thống điện năng lượng mặt trời. Do đó, để tránh những nguy hại xảy ra cho hệ thống điện, lời khuyên của các chuyên gia điện là bạn hãy thuê các đơn vị chuyên thực hiện đấu nối điện uy tín, có cơ chế, chính sách bảo hành, bảo trì tiêu chuẩn, luôn đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định và an toàn.
Như vậy, trên đây SUNEMIT đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến đoản mạch bao gồm đoản mạch là gì, các nguyên nhân gây ra đoản mạch và biện pháp khắc phục. Hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hiện tượng này và có những kiến thức tốt nhất để phòng tránh đoản mạch, bảo vệ sự an toàn cho các thiết bị điện và tính mạng con người.
Với niềm yêu thích đối với các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời, tôi hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống điện mặt trời. Từ đó chọn sử dụng điện mặt trời không chỉ để giảm thiểu chi phí điện năng, mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và hướng đến một tương lai xanh, bền vững hơn.