Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Giá bán lẻ điện sinh hoạt mới nhất của EVN 2024

Giá điện nhà nước hay giá điện sinh hoạt 2024 được áp dụng từ ngày 11/10/2024 theo Quyết định 2699/QĐ-BCT – với mức giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT). Như vậy, so với Quyết định 2941/QĐ-BCT là đã tăng thêm hơn 96,32 đồng/kWh. Trong đó, EVN quy định giá tiền điện với từng nhóm đối tượng khách hàng như sau:

Giá điện sinh hoạt mới nhất 2024 (6 bậc)

Theo quyết định tăng giá điện mới nhất, bảng giá điện sinh hoạt gồm có 6 bậc:

  • Bậc 1: Từ 0 – 50kWh: 1.893 đồng/kWh (giá cũ là 1.806 đồng/kWh).
  • Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh: 1.956 đồng/kWh (giá cũ là 1.866 đồng/kWh).
  • Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh: 2.271 đồng/kWh (giá cũ là 2.167 đồng/kWh).
  • Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh: 2.860 đồng/kWh (giá cũ là 2.729 đồng/kWh).
  • Bậc 5: Từ 301 – 400 kWh: 3.197 đồng/kWh (giá cũ là 3.050 đồng/kWh).
  • Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên: 3.302 đồng/kWh (giá cũ là 3.151 đồng/kWh).

Xem thêm: Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ 11/10/2024

giá điện sinh hoạt mới nhất

Giá bán lẻ điện theo từng nhóm đối tượng khách hàng

Giá điện cho ngành sản xuất 

TT Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện

(đồng/kWh)

1.1 Cấp điện áp từ 110kV trở lên  
  a) Giờ bình thường 1.728
  b) Giờ thấp điểm 1.094
  c) Giờ cao điểm 3.116
1.2 Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV  
  a) Giờ bình thường 1.749
  b) Giờ thấp điểm 1.136
  c) Giờ cao điểm 3.242
1.3 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV  
  a) Giờ bình thường 1.812
  b) Giờ thấp điểm 1.178
  c) Giờ cao điểm 3.348
1.4 Cấp điện áp dưới 6 kV  
  a) Giờ bình thường 1.896
  b) Giờ thấp điểm 1.241
  c) Giờ cao điểm 3.474

Giá điện cho khối hành chính, sự nghiệp

TT Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện

(đồng/kWh)

1 Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông  
  Cấp điện áp từ 6kV trở lên 1.851
  Cấp điện áp dưới 6 kV 1.977
2 Chiếu sáng công cộng; đơn vị hành chính sự nghiệp  
  Cấp điện áp từ 6kV trở lên 2.040
  Cấp điện áp dưới 6 kV 2.124

Giá điện cho kinh doanh 

TT Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện

(đồng/kWh)

1 Cấp điện áp từ 22kV trở lên  
  a) Giờ bình thường 2.755
  b) Giờ thấp điểm 1.535
  c) Giờ cao điểm 4.795
2 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV  
  a) Giờ bình thường 2.965
  b) Giờ thấp điểm 1.746
  c) Giờ cao điểm 4.963
3 Cấp điện áp dưới 6 kV  
  a) Giờ bình thường 2.007
  b) Giờ thấp điểm 1.830
  c) Giờ cao điểm 5.174

Giá điện cho sinh hoạt 

TT Nhóm đối tượng khách hàng Giá bán điện

(đồng/kWh)

1 Giá bán lẻ điện sinh hoạt  
  Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 1.893
  Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 1.956
  Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 2.271
  Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300 2.860
  Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400 3.197
  Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302
2 Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước 2.776

Khung giờ cao điểm, thấp điểm & bình thường của điện lực là gì?

Dưới đây là các quy định về giờ cao điểm, thấp điểm và giờ bình thường của EVN.

Giờ bình thường  Giờ cao điểm  Giờ thấp điểm

Thứ 2 đến thứ 7:

Từ 4h00 đến 9h30 

Từ 11h30 đến 17h00

Từ 20h đến 22h 

Ngày chủ nhật:

Từ 04h00 đến 22h00 

Thứ 2 đến thứ 7:

Từ 09h30 đến 11h30 

Từ 17h đến 20h 

Ngày chủ nhật:

Không có giờ cao điểm 

Tất cả các ngày trong tuần, bắt đầu từ 22h đến 4h sáng hôm sau.

Cách tính giá điện sinh hoạt trong các trường hợp

Nếu không phải là các hộ gia đình ký hợp đồng mua bán điện riêng với EVN thì liệu bạn đã biết chính xác giá tiền điện mình phải trả là bao nhiêu chưa?

1. Hộ gia đình sử dụng điện:

  • Nếu mỗi hộ gia đình có 1 công tơ điện riêng và có hợp đồng mua bán điện với EVN (công ty điện lực) thì tiền điện sẽ được tính theo bảng giá điện sinh hoạt 6 bậc như trên.
  • Nếu nhiều hộ cùng dùng chung công tơ (ví dụ: trong một ngôi nhà chung, hoặc chung cư mini). Khi đó, thay vì tính toàn bộ lượng điện dùng theo một định mức (bậc), công ty điện lực sẽ nhân định mức đó với số lượng hộ sử dụng chung.

Ví dụ, có 3 hộ gia đình dùng chung 1 công tơ. Khi đó định mức của bậc 1 (50kwh) sẽ là 50 kWh x 3 hộ = 150 kWh cho công tơ chung. Điều này giúp các hộ không bị tính toàn bộ lượng điện ở bậc cao nhất, đảm bảo sự công bằng trong cách tính tiền điện.

2. Nhà tập thể, ký túc xá:

  • Nếu có kê khai số người, cứ 4 người sẽ được tính là 1 hộ để tính giá điện.
  • Nếu không kê khai được số người, toàn bộ điện sử dụng tính theo giá bậc 3 (từ 101 – 200 kWh).

3. Người thuê nhà:

Chủ nhà sẽ phải cung cấp thông tin người thuê để tính giá điện.

Nếu cho hộ gia đình thuê nhà: Giá điện được áp dụng theo bảng giá điện sinh hoạt bình thường.

Nếu cho sinh viên hoặc người lao động thuê:

  • Nếu hợp đồng thuê trên 12 tháng và có đăng ký tạm trú, giá điện sẽ được tính theo 6 bậc thông thường.
  • Nếu thuê dưới 12 tháng và không kê khai được số người, toàn bộ điện sẽ được tính giá điện bậc 3.
  • Nếu kê khai đầy đủ số người, cứ 4 người được tính là 1 hộ.

Lưu ý chủ nhà phải thông báo nếu số người thuê thay đổi, và có thể bị kiểm tra sổ tạm trú để tính tiền điện.

giá điện kinh doanh 2024

Cách tính tiền điện 2024 nhanh và chính xác

Để giúp Quý khách hàng có thể tính toán chi phí tiền điện trong tháng qua, SUNEMIT hướng dẫn cách tính tiền điện sinh hoạt đơn giản như sau:

  • Bước 1: Truy cập trang web: https://www.evn.com.vn/c3/calc/Cong-cu-tinh-hoa-don-tien-dien-9-172.aspx
  • Bước 2: Lựa chọn bảng tính tiền điện EVN theo từng loại như: kinh doanh, sinh hoạt, sản xuất,… để hệ thống áp dụng chuẩn công thức tính tiền điện 
  • Bước 3: Chọn thời gian cần tính tiền 
  • Bước 4: Nhập các thông số điện năng tiêu thụ, số hộ dùng điện 
  • Bước 5: Nhấn vào ô thanh toán 

Hiện nay, chốt chỉ số công tơ điện vào ngày nào?

Trước đây, theo như Cục điều tiết điện lực thì cứ khoảng 20-21 hàng tháng sẽ thực hiện chốt số điện của EVN ở các địa phương và chậm nhất là 10-14 của tháng sau sẽ gửi hóa đơn tiền điện đến khách hàng. Tuy nhiên, từ năm 2024, một số địa phương đã đổi ngày chốt công tơ điện vào cuối tháng. Điều này sẽ giúp người dân dễ dàng theo dõi số điện tiêu thụ của mình trong 1 tháng mà không phải tính vắt từ tháng này qua tháng khác như trước đây.

Nguyên nhân của việc chuyển đổi ngày chốt công tơ điện sang cuối tháng là do các địa phương đã lắp công tơ điện tử cho toàn bộ hộ dân, do đó có thể đo đếm dữ liệu từ xa, nhân viên EVN không phải đến tận nơi ghi chép thủ công, thay vào đó được ghi tự động vào 1 ngày cuối tháng. Việc chốt cố định 1 ngày cũng giúp cho người dân dễ nhớ và dễ tính toán chi phí tiền điện của mình, còn EVN sẽ tránh được sai sót khi ghi chỉ số thủ công như trước.

Về thời gian đóng tiền điện hàng tháng, sẽ được quy định rõ và cụ thể trong hợp đồng mua bán điện, thường sẽ là từ 5-7 ngày kể từ khi nhận thông báo. 

Xem thêm: Điện năng tiêu thụ là gì và công thức tính điện năng tiêu thụ

Điện mặt trời có bán được không? Giá bao nhiêu?

Hiện nay nhà nước vẫn chưa có chính sách mua điện mặt trời trở lại đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới. 

giá điện mặt trời thấp hơn giá điện nhà nước
Giá điện mặt trời thấp hơn giá điện nhà nước

Trước năm 2021, điện mặt trời mái nhà vẫn có thể bán lại cho EVN như sau:

  • Giá FIT 1 là giá bán điện mặt trời cho EVN được nhà nước áp dụng đối với những dự án được lắp đặt và ký kết mua bán điện mặt trời kể từ thời điểm năm 2017 đến trước 30/6/2019.  Mức giá bán là 2.162 VNĐ/kWh (chưa gồm thuế GTGT).
  • Giá FIT 2 là giá điện mặt trời áp dụng đối với những dự án được lắp đặt và ký kết mua bán kể từ thời điểm 1/7/2019 đến 30/12/2020. Mức giá bán là 1.938 VNĐ/kWh (chưa gồm thuế GTGT).

Như vậy, sau khi giá FIT 2 hết hiệu lực vào 30/12/2020 thì hiện nay nhà nước vẫn chưa có chính sách giá FIT mới. Do đó, điện mặt trời hiện chỉ được lắp đặt với mục đích tự sản tự tiêu mà không thể bán lại cho EVN.

Trên đây là bảng giá điện sinh hoạt mới nhất 2024, cũng như giá bán lẻ điện phân theo từng nhóm đối tượng. Hi vọng đã giải đáp đầy đủ cho bạn đọc các thông tin như: 1kw điện bao nhiêu tiền và cách tính tiền điện chính xác nhất.

» Có thể bạn quan tâm:

3.3/5 - (18 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger