Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BCT quy định mới về phát triển dự án điện mặt trời và mẫu hợp đồng mua bán điện
Mục Lục
Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BCT mới đây của Bộ Công Thương đã ban hành quy định về phát triển dự án điện mặt trời nối lưới/ điện mặt trời mái nhà và hợp đồng mua bán điện mẫu.
Thông tư số 02/VBHN-BCT của Bộ Công thương
Văn bản số 02/VBHN-BCT là sự hợp nhất của 2 thông tư số 16/2017/TT-BCT và thông tư số 05/2019/TT-BCT. Thông tư ban hành được áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời mái nhà.
Đối với những hệ thống nối lưới
- Đảm bảo hồ sơ thiết kế của hệ thống phải tuân thủ các yêu cầu: 1 là về tiềm năng bức xạ mặt trời của khu vực lắp đặt, 2 là ảnh hưởng của dự án đối với sự an toàn, ổn định hệ thống điện trong khu vực, 3 là kết nối hệ thống SCADA hoặc thông tin điều độ.
- Diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng cho dự án không vượt quá 1,2 ha/ 01 MWp.
Riêng đối với dự án điện năng lượng mặt trời tại Ninh Thuận. Giá bán điện sẽ được xác định dựa trên thời điểm dự án được công nhận ngày vận hành thương mại (đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động kinh doanh điện), cụ thể như sau:
- Nếu công suất của toàn bộ dự án hoặc một phần dự án không vượt quá 2.000 MW và có ngày vận hành thương mại trước 01/01/2021 thì sẽ được áp dụng giá bán điện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg.
- Nếu công suất của toàn bộ dự án hoặc một phần dự án không thuộc tổng công suất tích lũy 2.000 MW và có ngày vận hành thương mại từ 01/07/2019 đến 31/12/2020 thì giá bán điện sẽ được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg.
>> Xem thêm: Giá mua điện mặt trời áp mái mới nhất của EVN
Đối với những hệ thống điện mặt trời mái nhà
Quy trình mua bán điện được thực hiện như sau:
- Bên bán điện đăng ký với bên mua điện (EVN hoặc đơn vị ngoài EVN) với các thông tin bao gồm: vị trí lắp đặt, công suất, đường dây tải điện và điểm đấu nối dự kiến.
- Bên mua điện sẽ trả lời và có ý kiến về khả năng đấu nối, truyền tải công suất hệ thống với bên bán điện trong không quá 5 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký của bên bán.
- Hai bên thực hiện thỏa thuận đấu nối hệ thống điện mặt trời mái nhà của bên bán vào hệ thống lưới điện của bên mua. Nếu lưới điện đấu nối không phải là tài sản của bên mua thì cả hai bên khi đó sẽ phải thỏa thuận với đơn vị là chủ sở hữu lưới điện để thực hiện đấu nối. Thời hạn ký thỏa thuận đấu nối không vượt quá 5 ngày kể từ khi bên mua nhận đủ hồ sơ đấu nối điện và có văn bản chấp thuận đấu nối của chủ sở hữu lưới điện nếu có.
- Bên bán điện thực hiện lắp đặt điện mặt trời mái nhà có quy mô phù hợp với yêu cầu của thông tư (tại điểm b và điểm c khoản 2 điều này).
- Bên bán tiếp tục gửi hồ sơ đề nghị bán điện mặt trời áp mái gồm: văn bản đề nghị bán điện và các tài liệu kèm theo về tấm pin quang điện, bộ biến tần, đường dây tải điện, giấy chứng nhận xuất xưởng và bản sao giấy chứng nhận chất lượng thiết bị.
- Các bên kiểm tra kỹ thuật, đồng thời lắp công tơ đo đếm sản lượng điện, chốt chỉ số công tơ, ký hợp đồng mua bán điện và đóng điện. Bắt đầu đưa hệ thống điện mặt trời áp mái vào vận hành. Thời gian ký hợp đồng của bên mua là 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bán điện của bên bán. Nếu bên mua là EVN hoặc các đơn vị thành viên được ủy quyền, hai bên mua & bán sẽ ký hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của thông tư 02/VBHN-BCT.
- Tùy vào các yêu cầu cụ thể của từng hệ thống điện mặt trời mái nhà mà hai bên sẽ thống nhất trình tự thực hiện hoặc kết hợp với các hạng mục, công việc theo quy định tại điểm c, d, đ và e của khoản 2 điều này.
- Bên bán phải đảm bảo bộ hòa lưới có tính năng cắt hòa lưới khi bên mua không có điện, chống can thiệp, chiếm quyền giám sát hoạt động, vận hành từ các yếu tố bên ngoài, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng điện năng.
Theo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, các hệ thống điện mặt trời áp mái hiện nay sẽ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.
>> Xem thêm: Thủ tục bán điện mặt trời mái nhà cho EVN
>> Xem chi tiết thông tư tại đây
Đừng quên theo dõi SUNEMIT để cập nhật những thông tin mới nhất về các quy định liên quan đến điện mặt trời bạn nhé!
Với niềm đam mê về nguồn năng lượng tái tạo và những kiến thức thu thập được trong ngành điện mặt trời, tôi – chuyên viên marketing tại SUNEMIT – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời hi vọng sẽ đem đến cho độc giả những thông tin hữu ích nhất, hỗ trợ khách hàng lựa chọn hệ thống điện mặt trời tối ưu, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.