Ưu nhược điểm của năng lượng mặt trời là gì?
Mục Lục
Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo đem đến nhiều lợi ích cho con người, do đó mà nó ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, cũng giống như các nguồn năng lượng khác, năng lượng mặt trời cũng tồn tại những điểm hạn chế riêng. Cùng chúng tôi tìm hiểu ưu nhược điểm của năng lượng mặt trời chi tiết trong bài viết sau.
Ưu điểm của năng lượng mặt trời
1. Là nguồn năng lượng tái tạo, dồi dào
Khác với tất cả các nguồn nhiên liệu hóa thạch có trữ lượng hữu hạn như: than đá, dầu mỏ, khí đốt…, năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo và vô cùng dồi dào. Ánh sáng mặt trời có ở khắp mọi nơi trên trái đất và được tái tạo mỗi ngày, do đó mà không lo bị cạn kiệt (trong ít nhất 5 tỷ năm nữa). Điều này giúp con người có thể khai thác năng lượng mặt trời miễn phí để sử dụng hàng ngày.
2. Tiết kiệm tiền điện hàng tháng
Nguồn điện sinh ra từ các tấm pin năng lượng mặt trời giúp cung cấp điện năng cho hộ gia đình, từ đó làm giảm đáng kể chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng. Hơn nữa, nếu như điện mặt trời tạo ra lớn hơn điện sinh hoạt thì không những bạn không phải trả tiền điện, mà còn có thể bán điện ngược lại cho EVN nếu nhà nước có chính sách mua điện trở lại.
Xem thêm: Điện mặt trời: Cấu tạo, cách hoạt động và bảng giá lắp [Cập nhật]
3. Thân thiện với môi trường
Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời hoàn toàn không tạo ra khí thải carbon nên không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường như các nguồn năng lượng hóa thạch than, dầu, khí đốt. Bởi vậy, mà công nghệ này đang được cả thế giới quan tâm và phát triển mạnh mẽ.
4. Hệ thống có tuổi thọ cao, ít phải sửa chữa
Hệ thống điện mặt trời có thể hoạt động lên đến 30-50 năm tùy vào chất lượng trang thiết bị được sử dụng trong hệ thống. Đối với tấm pin mặt trời, chúng được bảo hành về hiệu suất trong 25-30 năm, gần tương đương với tuổi thọ của cả hệ thống. Còn đối với các thiết bị khác như biến tần hay bộ lưu điện thì thời gian thời gian bảo hành sẽ kéo dài từ 5-10 năm.
Nguyên nhân khiến tuổi thọ của hệ thống điện mặt trời rất cao, bởi chúng không sử dụng động cơ như các máy phát điện chạy xăng hay dầu nên không gây hao mòn, do đó không cần phải sửa chữa hay thay thế thường xuyên.
5. Hệ thống vận hành tự động, dễ dàng theo dõi và sử dụng
Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động, người dùng không cần điều khiển hay điều chỉnh gì. Bên cạnh đó, còn có thể theo dõi sản lượng điện mặt trời tạo ra, tiêu thụ và lưu trữ bao nhiêu thông qua ứng dụng theo dõi điện mặt trời trên điện thoại.
6. Tăng giá trị cho công trình của bạn
Đối với các hệ thống lắp đặt áp mái, bạn có thể tận dụng không gian trống trên mái nhà, đồng thời giúp chống nóng cho ngôi nhà hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống được thiết kế rất hiện đại, mang đến tính thẩm mỹ cao cho công trình. Đặc biệt, với những ngôi nhà được lắp đặt điện mặt trời, giá trị bất động sản sẽ cao hơn, từ đó giúp chủ nhà dễ dàng mua bán để đạt được lợi ích cao hơn.
7. Đa dạng ứng dụng
Năng lượng mặt trời có thể được sử dụng cho rất nhiều các mục đích khác nhau không chỉ trong sinh hoạt gia đình mà còn nhiều hoạt động khác của đời sống. Một số ứng dụng rất thiết thực từ năng lượng mặt trời để phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người có thể kể tới như: sản xuất điện mặt trời cho hệ thống sưởi ấm, làm mát và thông gió; máy nước nóng năng lượng mặt trời; làm đèn chiếu sáng; năng lượng cho các phương tiện máy bay, ô tô;…
Xem thêm: Có nên đầu tư vào hệ thống năng lượng mặt trời?
Nhược điểm của năng lượng mặt trời
1. Chi phí ban đầu cao
Chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời bao gồm các khoản chi phí: mua tấm pin mặt trời, biến tần inverter, trang thiết bị phụ kiện và chi phí lắp đặt… Trong đó chi phí mua vật tư thiết bị khá tốn kém, điều này đẩy tổng chi phí lắp đặt hệ thống lên cao. Tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cùng với sự quan tâm của chính phủ mà giá thành hệ thống điện mặt trời đã giảm đáng kể.
Không chỉ giảm giá thành, hiệu suất của hệ thống cũng được cải thiện giúp chủ đầu tư nhanh chóng thu hồi vốn. Thời gian trung bình hoàn vốn của một hệ thống điện mặt trời thường từ 4-5 năm. Tuy nhiên, thời gian này có thể khác nhau tùy thuộc vào công suất và loại hệ thống mà khách hàng lựa chọn.
2. Phụ thuộc vào thời tiết
Hiệu suất của các tấm pin mặt trời phụ thuộc lớn vào thời tiết. Với những ngày có nắng, các tấm pin sẽ tạo ra sản lượng điện lớn hơn những ngày ít nắng hoặc có mưa. Hệ thống các tấm pin cũng không thể sản sinh ra điện khi trời tối. Do đó, để có thể sử dụng điện mặt trời vào buổi tối, bạn sẽ cần lắp thêm bộ lưu trữ cho hệ thống của mình.
3. Cần không gian rộng để lắp đặt
Các tấm pin mặt trời đòi hỏi nhiều không gian và một số mái nhà không đủ lớn nếu bạn muốn lắp nhiều tấm pin để tăng sản lượng sản xuất điện. Chính vì vậy, khi khách hàng có ý định lắp đặt hệ thống cần thông báo cho tư vấn viên diện tích mái nhà cũng như số điện tiêu thụ hàng tháng để kỹ thuật viên lên phương án công suất lắp đặt phù hợp với gia đình của bạn.
Như vậy, năng lượng mặt trời cũng tồn tại cả 2 mặt ưu và nhược điểm. Tuy nhiên so sánh giữa ưu nhược điểm của năng lượng mặt trời thì ưu điểm chiếm tỷ trọng cao hơn. Do đó, mặc dù tồn tại những hạn chế nhưng năng lượng mặt trời vẫn được đánh giá là nguồn năng lượng tái tạo hiệu quả, cần thiết cho cuộc sống con người ở cả hiện tại và tương lai. Do đó, hãy sử dụng điện năng lượng mặt trời sớm nhất có thể để đóng góp một phần cho xã hội và xây dựng một đất nước phát triển bền vững.
Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn và lắp đặt hệ thống điện mặt trời xin vui lòng liên hệ với công ty điện mặt trời SUNEMIT để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.
Tôi là Nguyễn Hoàng Minh, là người đam mê về các loại năng lượng tái tạo sạch. Hiện tại tôi đang là marketing specialist tại SUNEMIT – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời. Với mong muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả thêm nhiều thông tin hữu ích, tôi đã soạn thảo những nội dung có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến lĩnh vực điện mặt trời. Hi vọng sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ và hữu ích cho các bạn đọc giả.