Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Tiếp địa hệ thống pin mặt trời: Nguy cơ xảy ra khi lắp đặt sai cách

Nối đất hay tiếp địa hệ thống pin mặt trời là một trong những yêu cầu bắt buộc khi lắp đặt điện mặt trời. Việc lắp đặt tiếp địa cho hệ thống điện mặt trời không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh các sự cố xảy ra (chập điện, cháy nổ…) mà còn giúp duy trì ổn định điện áp, gia tăng độ bền cho hệ thống, giúp tối đa hóa lợi ích cho chủ đầu tư.

Tiếp địa hệ thống pin mặt trời là gì?

Đối với một hệ thống điện thông thường, tiếp địa là việc kết nối các thiết bị điện với mặt đất để tạo ra một điểm có hiệu điện thế bằng không hoặc gần bằng không. Mục đích của việc lắp tiếp địa là để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện và cho tính mạng con người, giảm nguy cơ gặp nguy hiểm khi xảy ra các hiện tượng như sét, điện áp quá cao… Ngoài ra, tiếp địa cũng hỗ trợ ổn định điện áp, cải thiện chất lượng dòng điện, giúp các thiết bị điện hoạt động ổn định với hiệu suất cao.

Đối với hệ thống điện mặt trời, tiếp địa là yêu cầu bắt buộc để bảo vệ toàn bộ các thiết bị trong hệ thống bao gồm: các tấm pin mặt trời, inverter hòa lưới, bộ điều khiển sạc và các phụ kiện khác. Đồng thời, hệ thống tiếp địa cũng sẽ giúp giảm tổn thất điện năng do chênh lệch điện áp giữa các tấm pin và giữa các dãy pin.

Tiếp địa hệ thống pin mặt trời 1
Lắp tiếp địa cho hệ thống pin mặt trời

Vai trò của việc tiếp địa hệ thống pin mặt trời

Tiếp địa trong hệ thống điện mặt trời có các vai trò như sau:

  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng: Khi một thiết bị bị hỏng cách điện, chúng sẽ xuất hiện dòng rò gây nguy hiểm cho con người. Khi có hệ thống tiếp địa, dòng rò sẽ chạy đến tiếp địa và truyền xuống đất để đảm bảo an toàn cho con người.
  • Hạn chế nguy cơ hỏng hóc, hư hại các thiết bị trong hệ thống: Ví dụ khi gặp hiện tượng như sét đánh, điện tích từ sét sẽ chảy đến các tiếp địa và xuống đất thay vì vào các tấm pin hay các thiết bị khác. Điều này giúp làm giảm nguy cơ hư hại và giảm tổn thất cho hệ thống điện mặt trời.
  • Đảm bảo điện áp trong hệ thống không vượt quá giới hạn cho phép. Nhờ đó các thiết bị trong hệ thống được bảo vệ khỏi nguy cơ cháy nổ và hỏa hoạn nghiêm trọng.
  • Hỗ trợ giảm thiểu tổn thất điện năng do sự chênh lệch về điện áp giữa các tấm pin năng lượng hoặc giữa các dãy pin, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và tối ưu hơn.
Tiếp địa hệ thống pin mặt trời 2
Tiếp địa giúp làm giảm nguy cơ xảy ra các rủi ro khi gặp sét đánh

Các loại tiếp địa hệ thống pin mặt trời

Hiện nay có hai loại tiếp địa hệ thống pin mặt trời chính, đó là: tiếp địa dương cực và tiếp địa âm cực.

  • Tiếp địa dương cực: Nối cực dương của tấm pin mặt trời với mặt đất.
  • Tiếp địa âm cực: Nối cực âm của tấm pin mặt trời với mặt đất.

Để lựa chọn giữa hai loại tiếp địa trên, bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố bao gồm: loại pin năng lượng, dòng inverter, loại khung giàn và điều kiện lắp đặt. Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn lựa chọn loại tiếp địa phù hợp:

  • Nếu hệ thống điện mặt trời của bạn sử dụng các tấm pin có lớp phủ EVA hoặc Tedlar thì nên lựa chọn loại tiếp địa dương cực. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa được hiện tượng điện phân gây hư hại cho lớp phủ của tấm pin.
  • Nếu hệ thống sử dụng tấm pin có lớp phủ Teflon hoặc Kynar thì bạn nên chọn loại tiếp địa âm cực cho hệ thống của mình.
  • Đối với inverter có tính năng tiếp địa cực tự động, bạn nên chọn loại tiếp địa theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất.
  • Đối với khung giàn giá đỡ bằng kim loại, bạn nên lắp nối đất khung giàn để ngăn ngừa điện áp không mong muốn và giảm nguy cơ cháy nổ xảy ra.
  • Đối với địa điểm lắp đặt, nếu hệ thống điện mặt trời được lắp đặt ở khu vực thường xảy ra sét thì bạn nên sử dụng các thiết bị chống sét cho cả hai mạch DC và AC.

Cách lắp tiếp địa cho hệ thống pin mặt trời

Để đảm bảo hệ thống điện mặt trời hoạt động an toàn và hiệu quả, bạn cần thực hiện lắp tiếp địa cho hệ thống với các bước sau:

Chọn vị trí lắp cọc tiếp địa: Chọn vị trí lắp gần với hệ thống pin năng lượng mặt trời nhưng xa các nguồn gây nhiễu điện từ để đảm bảo hiệu quả tiếp địa cao nhất.

Lắp cọc tiếp địa: Thực hiện lắp đặt cọc tiếp địa trên mặt đất và ốc siết cáp gắn vào đầu cọc tiếp địa để tạo điểm tiếp địa.

Nối tiếp địa với hệ thống điện mặt trời: Sau khi lắp cọc tiếp địa, tiến hành nối cọc tiếp địa với hệ thống pin thông qua dây dẫn. Thường các hệ thống sẽ sử dụng dây dẫn đồng trục để đảm bảo khả năng dẫn điện và hiệu quả tiếp địa tốt hơn.

Kiểm tra hệ thống tiếp địa: Sau khi lắp đặt tiếp địa cho hệ thống, cần kiểm tra tiếp địa để đảm bảo khả năng vận hành và hoạt động của nó. Việc kiểm tra cần diễn ra thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả.

Nguy cơ xảy ra khi lắp tiếp địa sai cách

Tiếp địa là một thành phần quan trọng của hệ thống điện mặt trời. Nếu lắp đặt sai cách hay chọn vật liệu dùng trong tiếp địa không đủ tiêu chuẩn cũng sẽ gây những rủi ro nghiêm trọng đến hệ thống và cả tính mạng con người.

Một số những rủi ro có thể gặp phải khi lắp đặt hệ thống tiếp địa sai cách đó là: gây chập điện, cháy nổ, làm thiệt hại tài sản và gây nguy hiểm cho con người. Hoặc gây thiệt hại cho các công trình ngầm dưới mặt đất nếu không khảo sát kỹ địa điểm trước khi lắp đặt.

Trong khi đó, đối với một hệ thống điện mặt trời dân dụng hoặc công nghiệp, để đảm bảo an toàn thì bắt buộc toàn bộ hệ thống từ các tấm pin, biến tần, khung giàn giá đỡ… đều phải được lắp đặt tiếp địa. Vì vậy nếu không có kinh nghiệm lắp đặt tiếp địa, bạn nên tìm đến các chuyên gia hoặc những đơn vị lắp đặt điện mặt trời uy tín để được tư vấn hoặc lắp đặt trực tiếp. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình lắp đặt điện mặt trời.

Tiếp địa hệ thống pin mặt trời 3
Đơn vị lắp đặt điện mặt trời uy tín số 1 – SUNEMIT

Để được tư vấn và lắp đặt điện mặt trời chất lượng bởi SUNEMIT, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo hotline 0946868498 – 0943968848 bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger