Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Gộp 2 tháng tiền điện vào 1, người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền?

Ngành điện đổi ngày ghi chỉ số công tơ về cuối tháng, nhiều hộ gia đình cảm thấy thiệt khi nhận thông báo tiền điện tháng 2 tăng vọt, gấp 2-3 lần so với kỳ trước đó.

Tiền điện tháng 2 tăng đột biến, gấp 2-3 lần

Tại Hà Nội, nhiều hộ gia đình bất ngờ nhận được thông báo tiền điện tháng 2 tăng đột biến, gấp 1.5 đến 2-3 lần so với kỳ trước đó. Điều này khiến nhiều người không khỏi thắc mắc về việc gộp hóa đơn 2 tháng 1 lần như vậy có khiến họ phải trả tiền điện nhiều hơn do tính theo bậc lũy kế.

Cụ thể, gia đình anh Minh tại Hà Đông cho biết số điện tiêu thụ tháng 2 của gia đình anh đã vọt lên 2.127 kWh, gấp hơn 2 lần so với kỳ trước đó. Do đó, tiền điện cũng tăng tương ứng với số tiền 6,7 triệu đồng. Trong khi thông thường gia đình anh chỉ phải trả khoảng 2,3-2,8 triệu đồng mỗi tháng, ngay cả những tháng hè nắng nóng cao điểm thì tiền điện cũng chỉ ở mức 3 triệu đồng.

Tương tự, nhiều hộ gia đình tại Hà Nội cũng nhận được thông báo tiền tiện tháng 2 tăng vọt. Gia đình chị Mai Hương tại Đống Đa cũng thắc mắc về việc số điện tháng 2 tăng gấp 2,5 lần so với tháng trước, vì gia đình chị thường tiêu thụ khoảng 300-350 kWh mỗi tháng trong khi tháng 2 “nhảy” lên tới 750 kWh.

Không chỉ gia đình anh Minh hay chị Hương gặp phải tình trạng này, mà rất nhiều khách hàng sử dụng điện tại Hà Nội cùng chung tình cảnh. Nguyên nhân là do Điện lực Hà Nội thay đổi ngày chốt chỉ số công tơ, chuyển từ những ngày đầu tháng sang ngày cuối tháng.

Cụ thể, theo quy định trước đây, kỳ ghi điện sẽ tính từ 8/1 đến 7/2. Tuy nhiên, ngày 7/2 Điện lực vẫn chưa tính và thu tiền của khách hàng. Thay vào đó, điện lực chuyển sang chốt số điện vào cuối tháng 2 (tức ngày 29/2). Như vậy, hóa đơn tiền điện sẽ được tính theo số ngày dùng thực tế, khoảng 53-57 ngày. Khi đó, người dùng sẽ phải trả tiền điện cho gần 2 tháng. Tuy nhiên, việc gộp hóa đơn 2 tháng 1 lần sẽ chỉ phát sinh trong tháng đầu khi chuyển đổi ngày chốt chỉ số công tơ. Các tháng sau đó, số điện sẽ được chốt vào cuối tháng và tiền điện sẽ trở về bình thường.

Bên cạnh đó, đại diện EVN Hà Nội cũng giải thích thêm, trước đây ngày chốt chỉ số công tơ điện được thực hiện rải rác từ mùng 1 đến mùng 10 hàng tháng, do thành phố chưa “phủ” được công tơ điện tử và nhân viên EVN phải tới tận nơi ghi chép thủ công. Tuy nhiên, hiện 2,8 triệu hộ dùng điện ở Thủ đô đã được lắp công tơ điện tử, có thể đo đếm dữ liệu từ xa, nên EVN chuyển đổi sang ghi đồng loạt vào cố định một ngày. Điều này giúp tránh được những sai sót khi ghi chỉ số thủ công như trước.

Ngoài ra, việc chốt chỉ số cố định vào 1 ngày cuối tháng sẽ giúp cho người dân dễ nhớ và biết được số điện tiêu thụ trọn vẹn trong 1 tháng, thay vì vắt từ tháng này qua tháng khác như trước.

Cách tính tiền điện của EVN khi gộp 2 tháng 1 lần

Để giải đáp cho thắc mắc của người dùng về việc gộp hóa đơn 2 tháng 1 lần có khiến họ bị thiệt khi phải trả tiền điện ở các bậc cao hơn trong khi nhu cầu về điện không đổi. Phía EVN Hà Nội giải thích như sau:

EVN Hà Nội khẳng định không có việc người dân phải trả tiền theo bậc cao nhất do thay đổi ngày ghi chỉ số. Bởi, cách tính tiền vẫn theo nguyên tắc bậc thang, nhưng sẽ có thay đổi về số kWh tiêu thụ trong từng bậc.

Minh họa cho cách tính tiền điện khi gộp 2 tháng 1 lần, EVN đã tính số tiền điện tháng 2 của gia đình anh Minh như sau:

Như vậy, trong trường hợp gia đình anh Minh, nếu chốt theo chỉ số công tơ trước đây thì sẽ có 2 hóa đơn, 1 hóa đơn tiêu thụ điện trong 31 ngày (8/1-7/2) và 1 hóa đơn tiêu thụ điện trong 22 ngày (8/2-29/2). Còn khi đổi ngày chốt công tơ, thì số ngày dùng thực tế sẽ tăng lên 53 ngày, gấp 1,7 lần so với kỳ trước.

Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng điện, EVN đã tăng số kWh cho từng bậc tương ứng. Cụ thể như sau:

Bậc 1 từ 50 kWh lên 85 kWh. Vì với định mức bậc 1 là 50 kWh một tháng thì mỗi ngày người dùng sử dụng bình quân 1,6 kWh (50kWh : 31 ngày) ở bậc này. Như vậy, 22 ngày tiếp theo sẽ tiêu thụ hết 35 kWh (1,6 kWh x 22 ngày). Tương tự các bậc khác cũng được tính tương tự.

Kết luận, việc gộp hóa đơn 2 tháng 1 lần này không gây thiệt cho người sử dụng điện. Thay vào đó, số Kwh đã được thay đổi trong từng bậc để đảm bảo quyền lợi cho người dùng điện.

Do đó, đứng trên góc độ người tiêu dùng, việc chốt chỉ số công tơ vào cuối tháng sẽ mang đến những lợi ích bao gồm: được tính đúng, tính đủ tròn tháng và không phát sinh bất tiện.

Còn đối với doanh nghiệp, khi cố định ngày chốt công tơ, DN có thể thực hiện quyết toán, kiểm toán đúng thời gian quy định và cân đối dòng tiền để trả cho bên cung cấp điện.

Hi vọng với những thông tin cung cấp về cách tính điện của EVN trên đây đã giúp người dùng hiểu rõ về cách tính tiền điện khi gộp 2 tháng 1 lần, từ đó giải tỏa những khúc mắc và nghi vấn về việc phải trả nhiều hơn cho số kWh dùng ở bậc giá cao.

Nguồn: vnexpress.net

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger