Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

3 Ưu điểm của Điện Mặt Trời Mái Nhà

Nhược điểm lớn nhất của giải pháp phát triển điện mặt trời trên mái nhà là ngành điện bị giảm doanh thu, trong khi phải có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và thanh toán tiền điện phát vào lưới cho chủ hộ. Tuy nhiên, xét trên cơ sở lợi ích quốc gia thì điện mặt trời sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng (giảm sử dụng than nhập), bảo vệ môi trường (giảm phát thải khí nhà kính) và không ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương.

Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội của điện mặt trời trên mái nhà

Một hệ thống điện mặt trời áp mái nhà (rooptop PV system) – là một hệ thống các tấm pin mặt trời (MT) được lắp đặt trên mái của một tòa nhà, hoặc công trình thương mại, hoặc nhà ở (Công suất thường được tính là Kwp). Các hệ thống PV trên mái nhà thường có công suất nhỏ hơn nhiều so với các nhà máy điện mặt trời (ĐMT) trên mặt đất với công suất trong phạm vi Megawatt (Mwp). Các hệ thống PV trên mái các tòa nhà dân cư thường có công suất khoảng từ 5 đến 20 kilowatt (Kwp), trong khi các hệ thống trên các tòa nhà thương mại thường từ 50Kwp – 100Kwp, hoặc lớn hơn.

Hoạt động của một hệ thống PV trên mái nhà được mô tả trên hình vẽ như sau:

https://35bjjk3fzaio4epare24j5l9-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2018/02/rooftop-infographics.png

Dòng điện một chiều DC được tạo do ánh sáng mặt trời chiếu vào các tấn pin (SOLAR PANELS) chạy vào bộ nghịch lưu (INVERTER) để biến thành dòng điện xoay chiều AC (với tần số của lưới điện hiện hành là 50 Hz, điện áp hiện hành 220V/1pha, và 380V/3 pha), dòng điện xoay chiều này chạy vào các thiết bị sử dụng điện của hộ tiêu thụ, sau đó phần thừa sẽ được đẩy vào công tơ hai chiều (METER) để được ghi và lưu trị số cho thanh toán sau này giữa Điện lực và Chủ đầu tư Điện Mặt Trời. Quá trình này được thể hiện trên các đường đỏ ở hình vẽ trên.

Trong trường hợp hộ tiêu thụ không dung hết điện năng của Hệ thống Điện Mặt Trời, lượng điện dư thừa sẽ chuyển vào lưới phân phối khu vực. Ngược lại, nếu thiếu điện (hoặc khi không có ánh nắng mặt trời) thì hộ tiêu thụ sẽ nhận thêm từ lưới để bù vào phần điện còn thiếu của tải sử dụng, và chỉ phải thanh toán tiền điện cho phần bù này sau khi đã tận dụng tối đa khả năng của Điện Mặt Trời trên mái nhà mình. Quá trình phát điện vào lưới, hoặc nhận điện từ lưới thực hiện theo các đường xám và đều được ghi lại tại công tơ hai chiều để thanh toán sau này.

Theo kết quả nghiên cứu đánh giá sơ bộ của Cơ quan Trợ giúp Năng lượng – GIZ thì tổng tiềm năng kinh tế của các dự án điện mặt trời trên mặt đất, nối lưới tại Việt Nam đến 2030 khoảng 20.000 MW, trên mái nhà từ 2.000 đến 5.000 MW. Với hệ số công suất trung bình ĐMT khoảng 18% (Tmax khoảng 1.600 giờ) thì việc khai thác tiềm năng ĐMT trên mái nhà sẽ tăng cường bổ sung cho hệ thống điện hàng tỷ kWh mỗi năm, góp phần giảm sử dụng hàng triệu tấn than tại các nhà máy nhiệt điện – đồng nghĩa với giảm phát thải hàng triệu tấn khí nhà kính (CO2).

Một số ưu – nhược điểm của Hệ thống Điện Mặt Trời mái nhà

Hệ thống pin mặt trời trên mái nhà có một số ưu điểm hết sức quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực cho Chủ đầu tư như sau:

1/ Không sử dụng diện tích đất, tận dụng diện tích mái nhà sẵn có của mỗi công trình kết hợp Chống nóng, cách nhiệt, giảm bức xạ mặt trời tác động trực tiếp vào con người sinh sống trong công trình đó. Nghiên cứu của Hội đồng khoa học năng lượng xanh chỉ ra rằng, những người sống trong ngôi nhà có sử dụng năng lượng sạch, phần mái nhà được lắp đặt tấm pin Năng lượng mặt trời hấp thu bức xạ có hại chiếu trực tiếp để chuyển hóa thành điện sẽ có sức khỏe và tinh thần tốt hơn 30% so với những người sống trong các công trình cổ điển, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng cao điểm, hoặc ở những khu vực có tia cực tím và bức xạ mặt trời cao hơn bình thường. (Việt Nam là một trong những nước có lượng bức xạ mặt trời cao so với trung bình).

2/ Do lắp đặt trên mái tòa nhà, công trình nên ngoài công dụng chống nóng, giảm bức xạ mặt trời tác động, việc đấu nối diễn ra đơn giản, tiết kiệm trực tiếp tiền điện cho Chủ đầu tư trong thời gian dài sử dụng

3/ Do chỉ đấu nối vào lưới điện phân phối khu vực, nên không ảnh hưởng tới độ tin cậy của hệ thống điện và không phải tăng cường nguồn dự phòng cho hệ thống điện.

4/ Có thể thay thế hoàn toàn các Hệ thống Máy nước nóng năng lượng mặt trời, Thái dương năng bởi nguồn điện tạo ra bởi Điện mặt trời có thể sử dụng để chạy các thiết bị đun nóng nước vẫn sử dụng nguồn năng lượng mặt trời sẵn có. Độ bền và hiệu quả sử dụng của Điện mặt trời cao hơn nhiều so với một hệ thống Máy nước nóng/Thái dương năng sử dụng năng lượng mặt trời cổ điển trước đây. Chủ những ngôi nhà mới xây hiện rất ưa chuộng các sản phẩm Điện mặt trời cho biệt thự cung cấp bởi SUNEMIT.

Nhược điểm lớn nhất của giải pháp phát triển điện mặt trời trên mái nhà là ngành điện bị giảm doanh thu, trong khi phải có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và thanh toán tiền điện phát vào lưới cho chủ hộ. Tuy nhiên, xét trên cơ sở lợi ích quốc gia thì điện mặt trời sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng (giảm sử dụng than nhập), bảo vệ môi trường (giảm phát thải khí nhà kính) và không ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương…

solar-sunemit-ap-mai

Yêu cầu kỹ thuật đối với Hệ thống Điện Mặt Trời Áp mái

Đối với hệ thống PV áp mái, khi đấu nối vào lưới điện khu vực cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:

1/ Công suất (dòng điện) của hệ thống PV phát vào lưới không được vượt quá giới hạn phát nóng cho phép của dây dẫn đấu nối từ lưới điện khu vực vào hộ phụ tải. Trường hợp quá tải, cần có thỏa thuận, hợp đồng thay dây dẫn với tiết diện lớn hơn, hoặc xây dựng thêm mạch mới.

2/ Dòng điện của hệ thống PV phát vào lưới phải có tần số bằng 50 hz (± sai số trong giới hạn cho phép) và tỷ lệ tần số cao gây méo tần số phải nằm trong giới hạn cho phép.

3/ Nguồn công suất do hệ thống PV phát vào lưới phải có hệ số cosφ ≥ 0,9.

Ngoài ra, các thông số kỹ thuật khác được áp đặt bởi các yêu cầu lưới điện để làm cho các hệ thống PV được kết nối lưới trở nên linh hoạt hơn và thân thiện với lưới điện:

1/ Bảo đảm cung cấp điện tin cậy.

2/ Kiểm soát linh hoạt công suất hữu công và vô công.

3/ Hỗ trợ lưới điện năng động theo nhu cầu; và:

5/ Hiệu quả, độ tin cậy cao, chi phí thấp và khối lượng nhỏ./.

Theo TS. NGUYỄN MẠNH HIẾN (Chuyên gia Năng lượng tái tạo Việt Nam).

Để lựa chọn một Nhà cung cấp uy tín về Điện mặt trời khu vực miền Bắc, Quý khách hãy nhấc máy gọi ngay Hotline 0826 889 489 của SUNEMIT để được nhân viên kỹ thuật của chúng tôi tư vấn Dịch vụ lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng như giá lắp điện mặt trời trọn gói! 

SUNEMIT – CHUYÊN GIA ĐIỆN MẶT TRỜI UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Đánh giá bài viết
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger