Cách tính sản lượng và công suất điện năng lượng mặt trời
Mục Lục
Biết cách tính sản lượng điện mặt trời sẽ giúp bạn tính ra công suất, ước tính được diện tích lắp đặt và kiểm tra sự phù hợp với hiện trạng của công trình của mình. Dưới đây là cách tính sản lượng điện mặt trời và công suất lắp đặt mà SUNEMIT chia sẻ, mời các bạn cùng tham khảo.
Các thông số cơ bản về điện mặt trời
Wp (Watt-peak) là đơn vị dùng trong lĩnh vực điện mặt trời, Wp chỉ công suất cực đại của 1 tấm pin mặt trời hay hệ nhiều tấm pin mặt trời. Công suất cực đại này được sinh ra bởi tấm pin hay hệ pin mặt trời với các điều kiện tối ưu nhất.
Như vậy, Wp cũng là một dạng công suất điện, ta chỉ thường biết đến kW, MW, W,.. đây là những chỉ số được hiển thị trực tiếp.
Ta có bảng quy đổi đơn vị công suất điện như sau:
1 kWp = 1000 Wp
1 MWp = 1000 kWp
1 GWp = 1000 MWp
Sản lượng điện từ 1 Wp pin mặt trời
Từ bảng quy đổi trên, ta thấy được rằng với mỗi giờ nắng thì 1Wp pin quang điện sẽ tạo ra 1 Wh điện. Tương ứng 1kWp, 1MWp,… thì pin mặt trời sẽ sản sinh được lần lượt là 1 KWh, 1MWh.
Lượng điện mà tấm pin năng lượng mặt trời sản xuất ra phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời trung bình trong suốt 1 năm. Hiện nay với công nghệ ngày càng phát triển, các nhà sản xuất có những bước tiến không ngừng trong việc tăng công suất của các tấm pin mặt trời.
Trước đây các tấm pin có công suất chỉ đạt từ 100-200W với hiệu suất thấp từ 10-15%. Nhưng hiện nay, các tấm pin mặt trời phổ biến đều có công suất trên 400W và hiệu suất là 20%. Hiệu suất sẽ tăng lên khi công suất tăng lên. Và việc sản xuất ra các tấm pin năng lượng mặt trời có công suất lớn hơn sẽ tiếp tục ở trong tương lai
Cách tính sản lượng điện mặt trời
Ta có công thức tính sản lượng điện của hệ thống điện năng lượng mặt trời như sau:
E = A × r × H × f |
Trong đó:
E là sản lượng của hệ điện mặt trời tính trung bình (kWh)
A là tổng diện tích tấm pin mặt trời (m2)
r là hiệu suất của tấm pin mặt trời (%)
f là hệ số tổn thất do chuyển đổi từ điện 1 chiều thành điện xoay chiều. Hệ số này thường được lấy là 0.75 do tổn thất trên đường dây điện, bụi bẩn, thời tiết,…
H là cường độ bức xạ ánh sáng mặt trời trung bình (kWh/m2)
Cách tính công suất lắp điện mặt trời
Công suất lắp đặt điện mặt trời được tính bằng công thức sau: E = W
Trong đó:
E là sản lượng điện mặt trời (được tính ở công thức trên)
W là lượng điện tiêu thụ của các thiết bị tải (kWh). Tùy vào nguyên lý hoạt động mà lượng điện tiêu thụ được xác định như sau:
+ Đối với hệ thống điện mặt trời hòa lưới hoặc hệ thống mặt trời hỗn hợp:
Với dạng hệ thống điện này thì sẽ sử dụng song song điện mặt trời và điện lưới. Tuy nhiên vẫn ưu tiên sử dụng điện mặt trời trước. Bạn cần ước lượng đủ điện sử dụng là bao nhiêu vì điện mặt trời chỉ sản sinh khi có ánh sáng mặt trời hay nói cách khác là vào ban ngày. Lượng điện này sẽ được bạn sử dụng vào ban ngày mà không dùng điện lưới quốc gia, lượng điện này chính bằng W. Bạn có thể tính toán lượng điện sử dụng tiêu thụ để có thể biết có dùng điện lưới bổ sung.
+ Đối với hệ thống điện mặt trời độc lập:
Với hệ thống điện dạng này thì sử dụng hoàn toàn bằng ánh sáng mặt trời để tạo ra điện. Do đó, bạn cần tính tổng lượng điện cần thiết cho cả ngày lẫn đêm, đây chính là bằng W.
Các bước tính công suất lắp điện năng lượng mặt trời là:
- B1: Xác định W – là lượng điện tiêu thụ của thiết bị tải.
- B2: Xác định H – là cường độ bức xạ ánh sáng mặt trời trung bình tại khu vực lắp đặt điện mặt trời
- B3: Xác định f – là hệ số hao hụt do chuyển đổi, do đường dây. Thường lấy 0.75
- B4: Tính vào Q = W / (H × f)
- B5: Kiểm tra lại F – là diện tích mái của công trình. Diện tích này cần đủ để lắp đặt hệ điện mặt trời có công suất Q.
Có thể bạn quan tâm: Lợi ích, thủ tục và cách tính suất đầu tư 1MW điện mặt trời
Diện tích mái cần để lắp đặt điện mặt trời
Diện tích mái cần thiết để lắp đặt chính là tổng diện tích của tất cả các tấm pin mặt trời trong trường hợp các tấm pin đặt sát nhau trong khung đỡ.
Đối với trường hợp lắp pin mặt trời áp mái, do cần phần đường để tiện lắp ráp và sửa chữa sau này nên diện tích lắp đặt cần lớn hơn.
Trên đây là những chia sẻ của SUNEMIT về Cách tính sản lượng và công suất điện năng lượng mặt trời, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về điện mặt trời, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia tư vấn tận tâm và cặn kẽ.
Tôi là Nguyễn Hoàng Minh, là người đam mê về các loại năng lượng tái tạo sạch. Hiện tại tôi đang là marketing specialist tại SUNEMIT – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời. Với mong muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả thêm nhiều thông tin hữu ích, tôi đã soạn thảo những nội dung có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến lĩnh vực điện mặt trời. Hi vọng sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ và hữu ích cho các bạn đọc giả.