Thông số tấm pin năng lượng mặt trời quan trọng
Mục Lục
Để chọn được tấm pin mặt trời tốt, chắc chắn bạn cần hiểu rõ các thông số tấm pin năng lượng mặt trời. Vậy đối với một tấm pin mặt trời, bạn cần quan tâm đến những thông số nào? Đọc ngay bài viết sau để có câu trả lời bạn nhé!
Các thông số tấm pin năng lượng mặt trời quan trọng
Đối với một tấm pin năng lượng mặt trời, bạn cần quan tâm đến những thông số quan trọng sau:
Điện áp hở mạch (Voc): Đây là mức điện áp của tấm pin mặt trời khi không có tải. Tức là điện áp tối đa mà tấm pin sở hữu trong điều kiện thử nghiệm (điều kiện tiêu chuẩn với nhiệt độ, bức xạ mặt trời nhân tạo). Khi đó, tấm pin mặt trời sẽ không được kết nối với bất kỳ tải nào và không tạo ra dòng điện. Để kiểm tra điện áp trên tấm pin, bạn có thể sử dụng vôn kế đo 2 đầu cực của tấm pin đó.
Tuy không phải là mức điện áp chính xác của tấm pin trong điều kiện thực tế (điều kiện môi trường bên ngoài) nhưng con số này giúp người dùng có thể ước lượng và tính toán số tấm pin cần lắp cho hệ thống điện mặt trời của mình.
Không chỉ tồn tại trong điều kiện tiêu chuẩn, mức điện áp này vẫn có thể được tạo ra vào một thời điểm ngắn trong ngày, chẳng hạn như buổi sáng khi ánh sáng mặt trời bắt đầu lên, nhiệt độ tấm pin mát mẻ và hộ gia đình chưa sử dụng bất kỳ một thiết bị tiêu thụ điện năng nào.
Dòng điện ngắn mạch (Isc): Chính là mức cường độ dòng điện khi không có tải. Đây là dòng điện lớn nhất do tấm pin mặt trời tạo ra, được đo trong điều kiện tiêu chuẩn. Để đo cường độ dòng điện, chúng ta dùng dụng cụ ampe kế.
Sau khi xác định được thông số dòng điện ngắn mạch của tấm pin, bạn cần xác định thông số dòng điện của các thiết bị được ghép nối. Bao gồm biến tần inverter và bộ điều khiển sạc. Các thiết bị này cần có dòng điện lớn gấp 1.25 lần so với dòng điện ngắn mạch của tấm pin.
Điểm công suất cực đại (Pmax): Là điểm công suất mà tấm pin mặt trời sản xuất lượng điện năng lớn nhất. Khi đó điện áp và cường độ dòng điện cũng ở mức tối đa (do P = U x I). Đây cũng chính là điểm mà MPPT cố gắng duy trì để đạt được mức công suất tối đa cho hệ thống.
Xem thêm: MPPT là gì? Ý nghĩa của MPPT trong hệ thống điện mặt trời
Điện áp tại mức công suất cực đại (Vmpp): Là mức điện áp thực tế của tấm pin tại điểm công suất đầu ra lớn nhất.
Dòng điện tại mức công suất cực đại (Impp): Là cường độ dòng điện thực tế của tấm pin tại điểm công suất đầu ra lớn nhất.
Điện áp định mức hay điện áp danh định: Là mức điện áp mà ở đó tấm pin mặt trời hoạt động hiệu quả nhất (cả về hiệu suất và tuổi thọ). Cũng từ mức điện áp định mức mà bạn sẽ biết thiết bị nào tương thích và hoạt động được với tấm pin.
Ví dụ như: Một tấm pin năng lượng mặt trời có điện áp định mức 12V thì sẽ hoạt động với biến tần 12V, bộ điều khiển sạc 12V và pin lưu trữ năng lượng mặt trời 12V.
Điện áp tối đa hệ thống: Là mức điện áp giới hạn, bảo đảm an toàn cho hệ thống. Thông số này cho biết bạn được lắp nối tiếp tối đa bao nhiêu tấm pin mặt trời thành một dãy.
Hệ số nhiệt độ: Chỉ số này thể hiện mức thay đổi công suất đầu ra của tấm pin khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
Nhiệt độ tấm pin tăng khiến điện áp của tấm pin giảm. Điều này kéo theo công suất hoạt động của pin cũng giảm theo. Ngược lại, nhiệt độ tấm pin giảm sẽ giúp tấm pin hoạt động với công suất cao hơn. Vì vậy, tấm pin càng có hệ số nhiệt độ thấp thì khả năng làm việc càng hiệu quả. Do đó, bạn có thể so sánh hệ số nhiệt giữa các tấm pin với nhau để đánh giá và lựa chọn loại pin tốt nhất.
Hiệu suất hoạt động: Chính là khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành điện năng của pin. Hiệu suất của tấm pin thông thường thường dao động từ 15 đến 20%. Với những tấm pin hiệu suất cao, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và hiện đại sẽ có hiệu suất đạt 20 đến 25%.
Tấm pin năng lượng mặt trời 580w của SUNEMIT hiện sở hữu mức hiệu suất 22.45%, thuộc TOP các sản phẩm pin mặt trời hiệu suất cao trên thị trường nên được nhiều chủ đầu tư lựa chọn cho hệ thống của mình.
Kích thước: Chính là kích thước của tấm pin, thường được đo bằng đơn vị mét vuông (m²). Kích thước tấm pin năng lượng mặt trời hiện nay thường là 2m x 1m (dài x rộng). Khi đó, với số lượng tấm pin cần lắp, bạn sẽ biết được diện tích cần thiết để lắp đặt hệ thống pin mặt trời.
Trọng lượng: Là trọng lượng của tấm pin, thường được đo bằng đơn vị kilogam (kg). Chúng thường có trọng lượng dao động khoảng 20 đến 32kg. Mức trọng lượng này vừa đảm bảo tấm pin được xây dựng chắc chắn, chống chịu được các tác động bên ngoài, vừa hỗ trợ các nhân viên kỹ thuật có thể điều phối và lắp đặt thuận tiện hơn.
Địa chỉ mua tấm pin mặt trời chính hãng – SUNEMIT
Để chọn được tấm pin mặt trời tốt, phù hợp với hệ thống điện mặt trời gia đình mình, bạn có thể so sánh thông số tấm pin năng lượng mặt trời giữa các bên cung cấp. Tại SUNEMIT, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và dịch vụ lắp đặt pin mặt trời.
Đặc biệt, tấm pin năng lượng mặt trời 580w chính là sản phẩm chủ lực của SUNEMIT. Tấm pin được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ thế giới. Công nghệ Mono Halfcells cho hiệu suất tấm pin đạt 22.45%, đảm bảo hệ thống điện mặt trời luôn sản xuất điện năng hiệu quả dù trong điều kiện ánh sáng yếu (những ngày ít nắng, nhiều mây, mưa).
Tấm pin SUNEMIT được thiết kế với kích thước và trọng lượng tiêu chuẩn, đảm bảo hệ thống giàn pin luôn chắc chắn, ổn định, không rung lắc khi gặp mưa gió bão.
Ngoài ra, các tấm pin do SUNEMIT sản xuất đều được bảo hành theo tiêu chuẩn (25 năm hiệu suất, 12 năm vật lý), giúp hệ thống vận hành hiệu quả trong thời gian dài.
Xem chi tiết sản phẩm: Tấm pin năng lượng mặt trời 580W
Với những thông tin chia sẻ trên, hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ về các thông số tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ đó có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm tốt, phù hợp nhất cho hệ thống điện mặt trời của mình.
Phạm Hân là chuyên viên marketing tại Công ty điện mặt trời Sunemit. Với nhiều năm làm việc trong ngành marketing và 3 năm tìm hiểu về lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, Hân hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống để lựa chọn giải pháp điện mặt trời tối ưu.