5 Mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả hiện nay
Mục Lục
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp không chỉ là xu hướng trên thế giới mà cả ở Việt Nam hiện nay. Rất nhiều công nghệ mới được ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi giúp mang đến hiệu quả kinh tế cao cho ngành nông nghiệp. Vậy có những mô hình nông nghiệp công nghệ cao nào? Mô hình nào hiệu quả nhất hiện nay? Cùng SUNEMIT tìm hiểu ngay bạn nhé!
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao là gì?
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao là một hình thức sử dụng các công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả, năng suất, đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, an toàn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững của một quốc gia.
Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả
Công nghệ nhà kính, màng kính
Đây là công nghệ phổ biến nhất ở nước ra. Việc sử dụng các hệ thống nhà kính, màng kính giúp kiểm soát môi trường canh tác, ngăn ngừa những tác động từ bên ngoài gây hại cho cây trồng, đảm bảo điều kiện tối ưu cho cây trồng phát triển quanh năm.
Không chỉ ứng dụng trong trồng trọt, mô hình này cũng được phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi như nuôi trồng thủy sản trong nhà kính. Hệ thống nhà kính giúp kiểm soát các chỉ số như nhiệt độ, thức ăn, giúp giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao chất lượng thủy hải sản.
Tự động hóa trong sản xuất và thu hoạch
Sử dụng các máy móc và robot tự động để hỗ trợ công việc gieo trồng, tưới tiêu, chăm bón, thu hoạch, giúp giảm sức người và nâng cao năng suất trong từng công đoạn. Ví dụ như công nghệ tưới tiêu tự động, các loại máy gieo trồng, thu hoạch…
Hay các loại thiết bị máy bay không người lái để phun thuốc, rải phân đối với những trang trại lớn hay những cánh đồng lớn không chỉ giúp tiết kiệm sức lao động của con người mà còn nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất. Bởi mô hình này giúp định lượng chính xác số lượng thuốc cần phun hay lượng phân cần bón, giúp rải đều các chất trên một diện tích lớn.
Công nghệ cải tiến gen cây trồng, vật nuôi
Các công nghệ trong cải tiến gen giống cây trồng, vật nuôi giúp tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, đồng thời tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm đầu ra.
Công nghệ thủy canh và khí canh
Công nghệ này đang được ứng dụng phổ biến từ các quy mô lớn như trang trại đến các quy mô nhỏ như hộ gia đình, cá nhân. Hệ thống cây trồng không sử dụng đất mà sẽ được cung cấp chất dinh dưỡng thông qua nước hoặc không khí để sinh trưởng và phát triển. Mô hình này được đánh giá là rất tiềm năng đối với những khu vực hạn chế về đất như các khu đô thị, thành phố lớn. Khi đó, chúng ta có thể tận dụng ban công hoặc không gian mái để trồng cây theo công nghệ thủy canh hoặc khí canh.
Công nghệ điện năng lượng mặt trời
Thông thường, các trang trại nuôi trồng đều được xây dựng ở các khu vực tách biệt với nhà ở. Vì vậy, đối với những mô hình sản xuất, nuôi trồng cần cung cấp nguồn điện lớn thì hệ thống điện năng lượng mặt trời là rất cần thiết.
Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời đối với cây trồng mang đến những lợi ích như: cung cấp điện cho hệ thống tưới tiêu, tạo bóng râm cho 1 số loại cây trồng ưa bóng, hay cấp điện các thiết bị chăm sóc cây trồng giúp cải thiện năng suất cho mùa vụ.
Đối với ngành chăn nuôi, hệ thống điện năng lượng mặt trời giúp chống nóng chuồng trại trong mùa hè và sưởi ấm trong mùa đông, giúp bảo vệ tốt cho vật nuôi.
Ngoài ra, đối với những sản phẩm cần xuất khẩu sang thị trường quốc tế thì việc sử dụng nguồn năng lượng xanh trong sản xuất rất quan trọng. Bởi các quốc gia khó tính thường đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải có chứng nhận xanh (được sản xuất theo công nghệ xanh, ít phát thải khí carbon và không gây ô nhiễm môi trường).
Đặc biệt việc sử dụng điện năng lượng mặt trời sẽ giúp các đơn vị giảm thiểu chi phí sử dụng điện lưới, giảm chi phí vận hành, đồng thời chủ động được nguồn điện cung cấp cho nhu cầu năng lượng của trang trại.
Xem thêm: Điện mặt trời kết hợp nông nghiệp: Ưu điểm và hạn chế
Cơ hội & thách thức của mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp nhưng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn tồn tại những thách thức riêng. Dưới đây là những cơ hội và thách thức đối với mô hình:
Cơ hội
- Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
- Tiết kiệm tài nguyên nhờ hệ thống tưới tiêu thông minh hay công nghệ thủy canh, khí canh giúp tiết kiệm nước, đất đai…
- Giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Tạo cơ hội kinh doanh mới, từ sản xuất nông sản sạch đến cung cấp công nghệ mới cho người dân.
Thách thức
- Chi phí đầu tư cao: Nhiều công nghệ đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn, điều này khiến người nông dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới.
- Yêu cầu về kỹ thuật và chuyên môn khi vận hành: Với các công nghệ mới, người dân cần có kiến thức và kỹ năng về công nghệ để vận hành các hệ thống hiện đại. Do đó, các đơn vị, tổ chức cần hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo chuyên sâu để người dân có thể ứng dụng kịp thời.
- Tính phù hợp với từng địa phương: Đối với mỗi vùng miền có điều kiện về khí hậu, đất đai và kinh tế khác nhau thì việc áp dụng công nghệ cao cũng cần phải được điều chỉnh phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Với những thông tin trên, có thể thấy mô hình nông nghiệp công nghệ cao tuy mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại những thách thức nhất định. Vì vậy để ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp hiệu quả, các đơn vị, tổ chức, cá nhân và nhà nước cần chung tay giải quyết những thách thức để phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững.
Phạm Hân là chuyên viên marketing tại Công ty điện mặt trời Sunemit. Với nhiều năm làm việc trong ngành marketing và 3 năm tìm hiểu về lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, Hân hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống để lựa chọn giải pháp điện mặt trời tối ưu.