Hướng dẫn báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo lĩnh vực
Mục Lục
Việc báo cáo kiểm kê khí nhà kính không chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với một số cơ quan nhà nước. Vậy mẫu báo cáo kiểm kê khí nhà kính đối với từng đơn vị thuộc từng lĩnh vực cụ thể như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu bạn nhé!
Mẫu báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo lĩnh vực
Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là một hoạt động quan trọng nhằm xác định lượng khí thải phát ra từ hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc quốc gia. Thông qua báo cáo kiểm kê khí nhà kính, các đơn vị, tổ chức và cơ quan nhà nước có thể xác định nguồn phát thải, đánh giá hiệu quả của các giải pháp để đưa ra chính sách, chiến lược giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả. Từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững trong tương lai.
Đối với các cơ sở thuộc phạm vi phải kiểm kê khí nhà kính (có danh sách kèm theo theo từng năm) hoặc các đối tượng không thuộc phạm vi quy định này cũng được khuyến khích thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Việc báo cáo kiểm kê KNK không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng cường trách nhiệm với xã hội, mà còn giúp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, tăng độ nhận diện thương hiệu và tạo sự uy tín trong mắt khách hàng, đối tác.
Do đó, để giúp các doanh nghiệp, tổ chức dễ dàng trong việc lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính, chúng tôi đã tổng hợp các mẫu báo cáo cho từng ngành nghề cụ thể như sau:
Mẫu 01 – Mẫu báo cáo kiểm kê KNK cấp quốc gia của Bộ Công Thương
Mẫu 02 – Mẫu báo cáo kiểm kê KNK cấp quốc gia của Bộ Giao thông vận tải
Mẫu 03 – Mẫu báo cáo phục vụ kiểm kê KNK cấp quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Mẫu 04 – Mẫu báo cáo kiểm kê KNK cấp quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Mẫu 05 – Mẫu báo cáo kiểm kê KNK cấp quốc gia của Bộ Xây dựng
Mẫu 06 – Mẫu báo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Cấu trúc của Báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Theo Phụ lục II – Nghị định 06/2022/ND-CP, Báo cáo kiểm kê khí nhà kính gồm có 3 phần cơ bản:
Phần 1: Thông tin Cơ sở Kiểm kê Khí Nhà Kính
- Thông tin cơ sở: tên, địa chỉ, giấy phép kinh doanh.
- Thông tin người đại diện pháp lý.
- Ngành nghề kinh doanh và sản xuất.
Phần 2: Hoạt động Kinh doanh và Số liệu của Cơ sở
- Ranh giới, phạm vi hoạt động của cơ sở.
- Cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất có liên quan đến kiểm kê khí nhà kính.
- Nguồn phát thải và bể hấp thụ khí nhà kính trong phạm vi hoạt động.
- Hệ thống thông tin phát thải, các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm kê.
Phần 3: Kết quả Kiểm kê Phát thải Khí Nhà Kính
- Phương pháp kiểm kê: thu thập số liệu, hệ số phát thải.
- Số liệu phát thải của cơ sở.
- Kết quả kiểm kê khí nhà kính.
- Độ tin cậy, đầy đủ và tính chính xác của dữ liệu kiểm kê.
Quy trình kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam
Bước 1. Xác định Phạm vi và Ranh giới Phát thải:
Xác định phạm vi phát thải khí nhà kính để lựa chọn phương pháp kiểm kê phù hợp nhất.
Bước 2. Khảo sát Thực địa:
Sau khi xác định phạm vi, tiến hành thu thập dữ liệu thực tế tại cơ sở, bao gồm việc khảo sát các nguồn phát thải, định lượng khí thải, và đề xuất các biện pháp quản lý khí thải hiệu quả.
Bước 3. Thu thập Dữ liệu:
Xây dựng biểu mẫu thu thập dữ liệu theo tiêu chuẩn ISO 14064-1, đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác và minh bạch, theo các nguyên tắc như tính liên quan, đầy đủ, nhất quán, và minh bạch.
Bước 4. Lập Báo cáo Kiểm kê:
Áp dụng các hướng dẫn của GHG Protocol, IPCC và EPA để tạo báo cáo kiểm kê đạt tiêu chuẩn quốc tế và tuân thủ Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Việt Nam, phù hợp với các cấp độ dữ liệu quốc tế và quốc gia.
Như vậy, SUNEMIT đã cung cấp tới bạn đọc các mẫu báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho từng ngành nghề cụ thể, hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp các đơn vị, tổ chức dễ dàng trong việc thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
Phạm Hân là chuyên viên marketing tại Công ty điện mặt trời Sunemit. Với nhiều năm làm việc trong ngành marketing và 3 năm tìm hiểu về lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, Hân hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống để lựa chọn giải pháp điện mặt trời tối ưu.