Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Điện mặt trời nổi: Giải pháp điện mặt trời trên mặt nước mới hiện nay

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng tái tạo đặc biệt là năng lượng mặt trời, hiện nay các hệ thống điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời mặt đất ngày càng được mở rộng cả về số lượng và quy mô. Bên cạnh đó, một giải pháp khác cũng được khai thác trong thời gian gần đây là điện mặt trời nổi. Đây là hệ thống năng lượng mặt trời nổi trên mặt nước. Với nhiều ưu điểm và lợi thế trong mô hình, điện mặt trời nổi đang ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tìm hiểu về hệ thống điện mặt trời nổi

Điện mặt trời nổi chính là những hệ thống năng lượng mặt trời nổi trên mặt nước. Các tấm pin mặt trời sẽ được lắp trên hệ thống ao, hồ, đập… những khu vực có mặt nước tĩnh do con người tạo ra. Khác với những hệ thống điện mặt trời áp mái hay các hệ thống lắp đặt trên mặt đất có giá đỡ làm từ kim loại, các tấm pin mặt trời nổi được làm bằng vật liệu chống gỉ, với giá đỡ là những chiếc phao nhựa rỗng để nổi trên mặt nước và chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Về cơ chế hoạt động, các tấm pin mặt trời nổi cũng hấp thu năng lượng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng cung cấp cho các thiết bị điện giống như các hệ thống điện mặt trời khác. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này chủ yếu là ở cách lắp đặt cũng như cách giữ các tấm pin trên khu vực lắp đặt theo yêu cầu.

Điện mặt trời nổi: Giải pháp điện mặt trời trên mặt nước 1

Xem thêm: So sánh hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái và mặt đất

Ưu nhược điểm của hệ thống điện mặt trời nổi

Ưu điểm

Hệ thống năng lượng mặt trời nổi được đánh giá là sở hữu nhiều ưu điểm so với các dự án điện mặt trời truyền thống như:

Không cần diện tích đất lắp đặt

Một điểm hạn chế của các hệ thống năng lượng mặt trời trên mặt đất là chúng chiếm diện tích mặt đất lớn, trong khi đất đai ngày càng khan hiếm và có giá thành cao. Điều này làm tăng chi phí cho hệ thống điện mặt trời cần lắp đặt. Khắc phục vấn đề này, các hệ thống điện mặt trời nổi sử dụng các không gian trên mặt hồ để tái tạo nguồn năng lượng, cung cấp cho các hoạt động kinh doanh hoặc sinh hoạt. Khi đó các chủ đầu tư sẽ không phải thuê đất nền để lắp đặt cho hệ thống điện mặt trời của mình.

Tăng hiệu suất pin mặt trời

Các tấm pin mặt trời hấp thụ lượng nhiệt cực lớn, điều này khiến chúng trở nên quá nóng và làm giảm hiệu suất hoạt động. Hệ thống điện mặt trời nổi được lắp trên mặt nước, khi đó nước có tác dụng làm mát các tấm pin, giúp tăng khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành năng lượng, mang đến hiệu suất làm việc tốt hơn.

Bảo vệ nguồn nước, môi trường

Nhiệt độ cao làm nước dưới mặt hồ nóng lên, tạo điều kiện cho tảo sinh sôi nảy nở. Khi lượng tảo phát triển quá mức sẽ gây cạn kiệt oxy trong nước, gây hại cho các động vật sinh sống dưới nước. Vì vậy hệ thống các tấm pin mặt trời nổi sẽ giúp hạ nhiệt độ nước, giảm sự phát triển của tảo, đồng thời hạn chế tình trạng bốc hơi nước, giúp bảo vệ nguồn nước hiệu quả hơn.

Điện mặt trời nổi: Giải pháp điện mặt trời trên mặt nước 2

Nhược điểm

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nhưng hệ thống điện mặt trời nổi vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, đó là:

Chi phí bảo trì cao hơn

Do hệ thống điện mặt trời nổi còn khá mới nên chưa có nhiều chuyên gia trong ngành có kinh nghiệm lắp đặt cũng như bảo trì hệ thống, điều này khiến cho việc lắp đặt trở nên khó khăn hơn, tốn kém nhiều chi phí hơn. Ngoài ra, hệ thống cũng đòi hỏi nhiều thiết bị chuyên dụng cho việc sửa chữa, lắp đặt nên giá thành cho các dịch vụ này cũng đắt hơn.

Yêu cầu cao về hệ thống giá đỡ

Hệ thống năng lượng mặt trời nổi cần đảm bảo các tấm pin mặt trời hoạt động trong thời gian 25 năm, điều này đòi hỏi hệ thống giá đỡ của nó phải có khả năng chống ăn mòn cao, tuổi thọ lâu dài và khả năng chịu tải tốt… Vì vậy mà giá thành của hệ thống cũng tăng theo.

Có thể ảnh hưởng đến động vật thủy sinh

Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời nổi ở những khu vực nuôi trồng thủy sản sẽ ngăn ánh sáng mặt trời chiếu vào nước, điều này có thể ảnh hưởng đến các thủy hải sản trong đó. Ngoài ra, cấu trúc của các giá đỡ tấm pin mặt trời cũng có thể gây thương thích cho các loài động vật sống bên dưới.

Hạn chế về ứng dụng

Thông thường đối với một hệ thống điện mặt trời mái nhà hay điện mặt trời cho các hộ gia đình thì số lượng các tấm pin cần lắp chỉ khoảng trên dưới 20 tấm. Còn đối với hệ thống năng lượng mặt trời nổi, đa số chúng đều được sử dụng bởi các doanh nghiệp, tổ chức, công ty có nhu cầu lắp đặt quy mô lớn đến hàng trăm hoặc hàng nghìn tấm pin mặt trời. Vì vậy, đối với mục đích dân dụng, hệ thống điện mặt trời nổi thường không được áp dụng bởi chi phí cao và không phải gia đình nào cũng có khu vực hồ nước để lắp đặt.

Chính vì vậy, với những khách hàng có nhu cầu lắp đặt điện năng lượng mặt trời gia đình thì nên sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái. Mô hình lắp đặt áp mái có ưu điểm giảm thiểu chi phí lắp đặt, yêu cầu kỹ thuật đơn giản cũng như có mức công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng hơn. Và để lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, khách hàng có thể liên hệ SUNEMIT – Công ty chuyên phân phối các sản phẩm điện mặt trời chính hãng và cung cấp dịch vụ lắp đặt điện mặt trời uy tín trên toàn quốc. Các sản phẩm tại SUNEMIT cam kết là hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho hệ thống điện mặt trời. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ sư tay nghề cao lắp đặt hệ thống chuẩn xác sẽ giúp khách hàng sử dụng năng lượng mặt trời tối ưu, hiệu quả nhất.

Điện mặt trời nổi: Giải pháp điện mặt trời trên mặt nước 3

Tiềm năng phát triển điện mặt trời nổi ở Việt Nam

Nước ta là một quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, có nhiều hệ thống hồ thủy điện hoạt động, do đó tiềm năng cho các mô hình điện mặt trời nổi phát triển là rất lớn.

Thấy được những lợi thế này, các chủ đầu tư tại Việt Nam cũng đã phát triển các dự án điện mặt trời nổi trên toàn quốc. Điển hình là hệ thống điện mặt trời nổi Đa Mi, được xây dựng trên mặt hồ thủy điện Đa Mi, Bình Thuận có công suất lớn nhất Đông Nam Á. Dự án được lắp đặt với khoảng 144.000 tấm pin mặt trời trên diện tích 50ha. Với số vốn đầu tư gần 1.500 tỷ và mức công suất 47.5 MWp, hệ thống đem đến sản lượng điện mỗi năm khoảng 70 triệu kWh. Theo các chuyên gia trong ngành, hệ thống có thể nâng cao sản lượng lên mức tối đa với tổng công suất lắp đặt khoảng 300 MWp khi được đầu tư thêm.

Điện mặt trời nổi: Giải pháp điện mặt trời trên mặt nước 4

Như vậy có thể thấy các mô hình điện mặt trời nổi cũng đang được phát triển mạnh mẽ song song với những hệ thống điện mặt trời truyền thống. Tuy nhiên mô hình này vẫn còn nhiều bất cập do nhiều lý do như ảnh hưởng từ mái che đến sản lượng thủy sản nuôi trồng hay chi phí lắp đặt còn tương đối cao… Bởi vậy mà việc đầu tư mở rộng hệ thống năng lượng mặt trời nổi vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng.

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger