Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Cách lắp điện năng lượng mặt trời an toàn, đúng kỹ thuật

Cách lắp điện năng lượng mặt trời không quá phức tạp, tuy nhiên quá trình thực hiện cần nhiều kinh nghiệm cũng như nắm rõ kiến thức kỹ thuật. Do đó việc lắp đặt điện mặt trời cần phải theo đúng quy trình để đảm bảo độ chính xác và an toàn.

Dưới đây là quy trình lắp đặt điện năng lượng mặt trời chuẩn kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế, mời các bạn cùng tham khảo.

Cách lắp điện năng lượng mặt trời đúng cách, an toàn

1. Lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà

  • Xác định vị trí lắp đặt các tấm pin, căn hướng và góc để dựng hệ thống khung giàn giá đỡ phù hợp. Lưu ý khung giàn cần được hàn chắc chắn trên mái, không bị ảnh hưởng của gió bão hay các tác động mạnh bên ngoài.
  • Vận chuyển các tấm pin lên mái và lắp ráp chúng thành các chuỗi pin (string). Lưu ý đặt các tấm pin cách nhau ít nhất 1 cm và khoảng cách giữa tấm pin & mái nhà cách nhau ít nhất 10 cm.
cách lắp điện năng lượng mặt trời
Cách lắp pin năng lượng mặt trời

2. Lắp đặt biến tần/ inverter năng lượng mặt trời và ắc quy lưu điện (nếu có)

  • Xác định vị trí lắp đặt biến tần và bộ lưu điện. Lưu ý hai thiết bị này cần đặt ở trong nhà hoặc nơi có mái che để đảm bảo an toàn về điện.

3. Đấu nối hệ thống dây điện

  • Đi dây giữa các tấm pin mặt trời. Lưu ý kiểm tra điện áp của 1 string trước khi đấu song song.
  • Đấu nối đường dây giữa hệ thống các tấm pin và biến tần hoặc bộ lưu điện nếu có.

Xem chi tiết:

4. Kiểm tra lại tổng quan

  • Kiểm tra kỹ từng phần, đảm bảo hệ thống được lắp đặt đúng quy trình trước khi đưa vào vận hành.

Cách vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời

Sau khi đã lắp đặt xong hệ thống điện năng lượng mặt trời thì điều tiếp theo bạn cần làm là vận hành hệ thống để kiểm tra xem nó đã hoạt động ổn định hay chưa.

1. Khởi động hệ thống

Ta bật công tắc ON để mở hệ thống điện mặt trời hòa lưới. Sau khi chế độ chờ kết thúc, ta kiểm tra hiện trạng của inverter và đèn hiển thị trên màn hình hiển thị đèn led hiển thị màu xanh lá cây, màn hình hiện công suất đầu ra thì hệ thống hoạt động bình thường.

Đèn led hiển thị đỏ, màn hình báo lỗi thì hệ thống hoạt động gặp sự cố. Cần kiểm tra thông số hệ thống và lỗi được ghi trên màn hình hiển thị (Fault). Nếu chưa khắc phục được, cần báo cho nhà sản xuất để giải quyết.

2. Vận hành hệ thống

Thông thường khi hệ thống đã hoạt động bình thường thì sẽ chuyển đổi tự động theo thời gian. Ta có thể kiểm tra bằng cách nhìn vào màn hình hiển thị của inverter hoặc app điện thoại được kết nối qua wifi.

Bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ hệ thống điện năng lượng mặt trời

1. Kiểm tra hiệu suất, vệ sinh tấm pin mặt trời

Tùy vào môi trường từ khu vực, ta có thể kiểm tra hệ thống theo chu kì nhiều hay ít trong năm:

  • Đối với những nơi môi trường hay bám bụi (gần khu công nghiệp, xưởng, khu vực có khí hậu không tốt) cần thường xuyên kiểm tra định kỳ.
  • Đối với những nơi có môi trường trung bình, ít bám bụi: cần kiểm tra từ 3-4 lần/ năm.
  • Đối với những môi trường trong lành, không bám bụi bẩn: cần kiểm tra ít nhất 2 lần/năm.

Nếu bạn quá bận rộn không có thời gian để vệ sinh hệ thống pin của mình thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ vệ sinh tấm pin mặt trời của SUNEMIT, chúng tôi sẽ thay bạn chăm sóc và vệ sinh những tấm pin nhanh chóng và hiệu quả.

Cách lắp điện năng lượng mặt trời an toàn

2. Kiểm tra hệ thống dây dẫn, thiết bị vận hành

Sau một thời gian vận hành, có thể dây dẫn và hệ thống chịu ảnh hưởng của môi trường hoặc tác động của con người hay các vấn đề khác, dẫn đến tiếp xúc chưa tốt, cần kiểm tra và khắc phục.

Những lưu ý trước khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời

Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời là lựa chọn tiết kiệm cho gia đình về điện năng cũng như chi phí tiêu dùng. Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia đình bạn, có thể chọn lựa một hệ thống điện mặt trời với công suất đáp ứng nhu cầu năng lượng của ngôi nhà.

Trước khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời bạn cần nắm được một vài lưu ý sau:

  • Tính tổng lượng điện tiêu thụ các thiết bị điện của bạn.
  • Tính công suất thực tế hệ thống pin mặt trời phải cung cấp.
  • Tính toán bộ sạc ắc quy cho hệ thống điện năng lượng mặt trời.
  • Tính toán dung lượng ắc quy cho hệ thống pin năng lượng mặt trời.
  • Tính toán thông số bộ biến tần Inverter cho hệ thống điện mặt trời.
Cách lắp điện năng lượng mặt trời đúng kỹ thuật
Tính toán các yếu tố liên quan đến hệ thống trước khi lắp đặt

Quy tắc an toàn khi tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Khi thực hiện lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời thì đầu tiên bạn cần biết rõ những thông tin về an toàn để giảm nguy cơ gây tổn thất cả về người và tài sản. Dưới đây là những quy tắc khi lắp hệ thống điện mặt trời để đảm bảo hiệu suất cũng như độ an toàn mà bạn cần ghi nhớ:

1. Ngừng hoạt động trong thời tiết xấu

  • Phải luôn dừng mọi hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn, gió to,… Khi có gió lớn, làm việc trên mái nhà sẽ khiến bị mất thăng bằng hay làm hỏng hệ thống.
  • Trong điều kiện thời tiết có mưa lớn hay khí hậu ẩm ướt, trơn trượt với các dụng cụ ướt sẽ gây ảnh hưởng tới sự an toàn của mọi người khi thực hiện lắp đặt điện mặt trời.

2. Không gây áp lực lên tấm pin

  • Không ngồi lên hay dẫm lên chúng để tránh tình trạng sản phẩm bị vỡ và gây thương tích thân thể, sốc điện cho bạn hay làm hư các tấm pin.
  • Không thả hay để bất cứ vật gì bên trên hệ thống này để tránh làm trầy xước hay để lại dấu vết trên thiết bị, khiến việc hấp thụ năng lượng mặt trời kém hiệu quả.

3. Đảm bảo chất lượng mái nhà hay khu vực lắp đặt không bị hư hỏng

  • Khi lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà bạn cần lưu ý kiểm tra tấm phủ bên trên mái không bị ướt hay mái nhà của bạn không bị hỏng. Điều này không chỉ có ở các mái của công trình đang được xây dựng, mà còn có thể xảy ra với mái nhà quá cũ kỹ.
  • Không chỉ tránh cho mái nhà bị hỏng và ướt, bạn cần đảm bảo chúng đủ mạnh để hỗ trợ trọng lượng cho các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt phía trên.
  • Không chỉ trên mái nhà, nếu bạn muốn lắp đặt ở không gian khác thì cần nên đảm bảo rằng khu vực bên dưới thiết bị luôn sạch sẽ, thông thoáng và không có vật lạ nào khác.

4. Đảm bảo các biện pháp an toàn

  • Sử dụng quần áo bảo hộ cần thiết gồm quần áo làm việc vừa vận, giày chống trượt, găng tay cách điện, mũ bảo hiểm, dây nịt, dây và lưới an toàn, cho phép bạn di chuyển dễ dàng, thoải mái và an toàn.
  • Không lắp đặt một mình, luôn luôn có ít nhất một người khác làm việc với bạn, phòng ngừa những trường hợp khẩn cấp khác.
  • Không đeo trang sức bằng kim loại khi làm việc với hệ thống pin năng lượng mặt trời của bạn để tránh gây ra điện giật nguy hiểm.
  • Kiểm tra tất cả các công cụ làm việc của bạn để đảm bảo rằng chúng hoạt động an toàn trước khi lắp đặt.
  • Cũng không nên lắp đặt ở những khu vực có chất ăn mòn theo tiêu chuẩn ISO phân loại C5 hay những khu vực có các loại khí dễ cháy, để tránh tình trạng cháy nổ vô cùng nguy hiểm.

Trên đây là cách lắp điện năng lượng mặt trời an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện nhất, bạn có thể áp dụng để tự lắp điện mặt trời. Tuy nhiên, nếu không phải là người am hiểu về kỹ thuật điện, bạn nên thuê thợ điện hoặc các đơn vị có kinh nghiệm lắp đặt điện mặt trời cho mình. Bạn có thể liên hệ SUNEMIT để được tư vấn và lắp đặt điện mặt trời chuẩn xác nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger