Tín dụng xanh là gì? Thực trạng tín dụng xanh ở Việt Nam
Mục Lục
Tín dụng xanh là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành ngân hàng, đó là một dịch vụ cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho các dự án xanh thân thiện với môi trường. Vậy chi tiết tín dụng xanh là gì, vai trò của tín dụng xanh, các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng xanh, và những dự án nào đủ điều kiện nhận tín dụng xanh? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau, cùng tham khảo ngay bạn nhé!
Tín dụng xanh là gì?
Tín dụng xanh là các khoản cho vay của ngân hàng với lãi suất ưu đãi dành cho các dự án đầu tư, kinh doanh – sản xuất mà không gây ô nhiễm môi trường (hay còn gọi là các dự án xanh).
Theo Luật bảo vệ môi trường, những tổ chức được tiếp cận với nguồn tín dụng xanh phải thuộc các dự án sau:
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; ví dụ khai thác năng lượng mặt trời, năng lượng gió…
- Chống lại biến đổi khí hậu;
- Quản lý nước bền vững;
- Xử lý ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường;
- Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
- Bảo tồn thiên nhiên & sự đa dạng sinh học;
- Mang đến các lợi ích khác cho môi trường.
Vai trò của tín dụng xanh
Sự phát triển về kinh tế đã kéo theo những ảnh hưởng xấu đến môi trường và khí hậu của một quốc gia. Đứng trước vấn đề này, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế đi đôi với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Và một trong các giải pháp đó là phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh.
Trong đó, sự đóng góp của các ngân hàng trong xu hướng tăng tưởng xanh là rất quan trọng. Với việc tham gia tích cực vào các hoạt động tín dụng xanh, ngành ngân hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng đầu tư vào các dự án xanh, không chỉ đem đến những lợi ích về mặt kinh tế mà còn có tác động tích cực đến môi trường.
Do đó, tín dụng xanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn để một quốc gia có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và chống lại quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng xanh
Yếu tố môi trường – kinh tế – xã hội
Kinh tế xanh phát triển sẽ thúc đẩy tín dụng xanh tăng trưởng và phát triển. Bởi nền kinh tế xanh luôn gắn liền với các dự án xanh. Khi ngày càng có nhiều dự án xanh đủ điều kiện tiếp cận tín dụng xanh thì sẽ có ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng tham gia vào thị trường này. Do đó, sự tăng trưởng của nền kinh tế xanh có ý nghĩa rất lớn đối với tín dụng xanh.
Cơ chế chính sách của ngân hàng nhà nước
Các cơ chế, chính sách của ngân hàng nhà nước là yếu tố quan trọng thúc đẩy các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động tín dụng xanh.
- Xét trên góc độ quản lý: Ngân hàng nhà nước đã có những chương trình, chỉ thị nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng tích cực tham gia cho vay đối với các dự án xanh.
- Xét trên góc độ nghiệp vụ: Các cơ quan tổ chức nhà nước cần thẩm định các dự án xanh, đánh giá hiệu quả và rủi ro môi trường để làm nguồn thông tin, dữ liệu cho các tổ chức tài chính phân tích, đánh giá cũng như xây dựng quy trình tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp, tổ chức.
Yếu tố truyền thông, thông tin và tổ chức sự kiện
Đây cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp tăng trưởng và mở rộng tín dụng xanh. Bởi các sự kiện truyền thông sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng nhận thức được vai trò của mình trong xu hướng tăng trưởng xanh, đồng thời giúp các đơn vị này khai thác và sử dụng vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, truyền thông cũng giúp các chủ đầu tư, doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích và hạn chế những rủi ro xảy ra.
Thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động tín dụng xanh cũng đã được triển khai trong những năm gần đây và đạt được kết quả đáng khích lệ. Mô hình này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, nông nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao.
Trong đó, ở giai đoạn 2017 – 2021, mức độ tăng trưởng của tín dụng xanh tăng bình quân 25%/năm, cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ trọng tín dụng xanh mới chỉ chiếm 4,32% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong đó, các khoản vay tín dụng xanh chủ yếu được phân phối vào lĩnh vực nông nghiệp xanh (chiếm tỷ trọng 46%) và lĩnh vực quản lý nước bền vững (chiếm tỷ trọng 13%).
Tuy nhiên, tỷ trọng này đã thay đổi trong những năm gần đây, với xu hướng chuyển dần sang lĩnh vực năng lượng tái tạo và năng lượng sạch. Cụ thể, đến cuối năm 2022, các tổ chức tín dụng đã cấp tín dụng xanh cho các dự án xanh với số tiền đạt gần 500.000 tỉ đồng, trong đó các lĩnh vực năng lượng tái tạo và năng lượng sạch chiếm tỷ lệ đầu tư nhiều nhất (47%), tiếp theo đến ngành nông nghiệp xanh với tỷ trọng 30%.
Mặc dù thị trường tín dụng xanh ở Việt Nam đã có những bước tiến tích cực, nhưng xét về quá trình phát triển thì vẫn gặp phải một số những bất cập như:
- Danh mục các ngành, lĩnh vực xanh vẫn chưa được định nghĩa cụ thể. Điều này gây khó khăn cho việc thẩm định và đánh giá của các ngân hàng thương mại khi cấp tín dụng xanh.
- Các chính sách hỗ trợ phát triển tín dụng xanh chưa giải quyết được vấn đề nguồn vốn cho các ngân hàng tham gia vào hoạt động tín dụng xanh. Bởi thông thường, vốn huy động từ các tổ chức tài chính là vốn ngắn hạn, trong khi đó nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực vì lợi ích môi trường lại đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn.
- Kỹ năng thẩm định và đánh giá của đội ngũ nhân viên tại các tổ chức tài chính còn nhiều hạn chế.
Do đó, chính phủ và các tổ chức tín dụng cần phối hợp để đưa ra những giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng xanh và nhanh chóng đạt được mục tiêu Net Zero đã đề ra.
Trên đây là những thông tin chi tiết giải thích tín dụng xanh là gì, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng xanh, cũng như thực trạng tín dụng xanh tại Việt Nam. Hi vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay SUNEMIT để được giải đáp nhanh chóng nhất.
ĐIỆN MẶT TRỜI SUNEMIT – CAM KẾT UY TÍN & CHẤT LƯỢNG
Hotline: 0946868498 – 0943968848
Website: https://sunemit.com
Facebook: https://facebook.com/sunemit
Văn phòng miền Bắc: Tầng 12, tòa nhà Tech 181 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
Văn phòng miền Nam: KĐT Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Phạm Hân là chuyên viên marketing tại Công ty điện mặt trời Sunemit. Với nhiều năm làm việc trong ngành marketing và 3 năm tìm hiểu về lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, Hân hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống để lựa chọn giải pháp điện mặt trời tối ưu.