ESG là gì? Vì sao các doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn ESG?
Mục Lục
ESG là bộ ba tiêu chuẩn để đánh giá mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như những tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng. Vậy vì sao các doanh nghiệp cần đầu tư vào ESG? Vai trò và tác động của bộ tiêu chuẩn này đối với doanh nghiệp? Mọi thông tin sẽ được SUNEMIT giải đáp trong bài viết dưới đây.
ESG là gì?
ESG là viết tắt của Environmental (Môi trường), Social (Xã hội), và Governance (Quản trị), là bộ ba yếu tố được sử dụng để đánh giá tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng đối với khía cạnh phát triển bền vững.
- Environmental (Môi trường): Đo lường những tác động của doanh nghiệp đến môi trường. Bao gồm việc sử dụng năng lượng, quản lý chất thải, giảm phát thải khí carbon và giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường.
- Social (Xã hội): Đề cập đến việc doanh nghiệp có những cơ chế, chính sách nào đối với nhân viên, người lao động, khách hàng và đối tác. Bao gồm các vấn đề như: sức khỏe và an toàn lao động, quyền lao động, và các tác động xã hội của công ty.
- Governance (Quản trị): Bao gồm các vấn đề như cơ cấu quản trị, sự minh bạch, đạo đức kinh doanh, và khả năng lãnh đạo của doanh nghiệp.
Đây là bộ 3 tiêu chuẩn giúp đánh giá các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị của một doanh nghiệp, là cơ sở để nhận biết doanh nghiệp có trách nhiệm đối với xã hội hay không. Để dễ dàng trong công tác đánh giá, các công ty sẽ tiến hành báo cáo mức độ thực hành ESG của doanh nghiệp dựa trên các bộ khung báo cáo phát triển bền vững.
Vai trò quan trọng của ESG đối với doanh nghiệp
Thực hành ESG có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi nó mang đến những giá trị lợi ích sau:
Thu hút các nhà đầu tư: Các doanh nghiệp tuân thủ tiêu chuẩn ESG sẽ thu hút các nhà đầu tư hơn so với các doanh nghiệp truyền thống. Bởi thông qua các chỉ số ESG, các nhà đầu tư có thể nhìn rõ bức tranh tổng thể của một doanh nghiệp, để từ đó có phương án đầu tư lâu dài, hiệu quả và bền vững hơn.
Đáp ứng các yêu cầu pháp lý về môi trường: Tại nhiều quốc gia trên thế giới, yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và phát triển bền vững vô cùng nghiêm ngặt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật đề ra. Do đó nếu đáp ứng các tiêu chuẩn ESG sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro về pháp lý và an ninh.
Nâng cao uy tín thương hiệu: Tuân thủ ESG giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín trong mắt khách hàng và quý đối tác, từ đó gia tăng sự tin tưởng và thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia: Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Việt Nam cũng đang thực thi nhiều chính sách nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu Netzero vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, sự đóng góp của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Việc áp dụng ESG vào hoạt động kinh doanh sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội và đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Không chỉ tăng cường trách nhiệm xã hội, đóng góp tích cực vào môi trường, ứng dụng tiêu chuẩn ESG vào kinh doanh còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Thực trạng áp dụng ESG tại các doanh nghiệp hiện nay
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng quan tâm và có xu hướng phát triển doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn ESG. Theo kết quả của một cuộc khảo sát, có tới 80% doanh nghiệp đã cam kết và dự định áp dụng ESG vào hoạt động kinh doanh sản xuất của mình trong những năm tới. Tuy nhiên, đi đầu trong việc ứng dụng ESG thường là các doanh nghiệp lớn, còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ không cao. Trong số các doanh nghiệp chưa thực hiện cam kết, có tới 60% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo báo cáo, tỷ lệ doanh nghiệp FDI có kế hoạch và đưa ra cam kết ESG chiếm 57%, tuy nhiên tỷ lệ này ở công ty niêm yết chỉ chiếm 35%, thấp hơn cả doanh nghiệp tư nhân là 40%.
Bên cạnh đó, việc đi từ cam kết đến hành động cũng là một hành trình dài của các doanh nghiệp. Nếu như có tới 80% doanh nghiệp cam kết thực hiện ESG thì trên thực tế, chỉ có 22% doanh nghiệp trong số đó đã có chương trình ESG hoàn thiện, còn lại có đến 34% doanh nghiệp không có chương trình ESG.
Với bối cảnh thế giới đang ngày càng chú trọng đến phát triển bền vững, việc áp dụng tiêu chuẩn ESG sẽ không chỉ là một lựa chọn mà còn là một giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển một cách toàn diện. Do đó, dù là doanh nghiệp nhỏ thì việc đầu tư vào phát triển ESG cũng có vai trò rất quan trọng khi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững.
Điện năng lượng mặt trời – Một giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện ESG hiệu quả
Một trong những xu hướng của thế giới hiện nay là chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Đây cũng là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện ESG hiệu quả và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Môi trường
Điện năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng tái tạo sạch có tác động tích cực lớn đến môi trường, bởi nó mang đến những lợi ích như:
- Giảm phát thải CO₂: Năng lượng mặt trời không phát thải ra CO2 cũng như các loại khí nhà kính, điều này góp phần đáng kể vào việc chống biến đổi khí hậu.
- Tiết kiệm tài nguyên: Sử dụng ánh sáng mặt trời thay vì nhiên liệu hóa thạch giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tài nguyên và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
- Tái chế hiệu quả: Tấm pin mặt trời hiện đại có tuổi thọ rất cao (tối thiểu 25-30 năm) và có khả năng tái chế, giảm thiểu rác thải điện tử ra môi trường.
Social (Xã hội)
Bên cạnh những đóng góp cho môi trường, điện năng lượng mặt trời còn tác động vào các vấn đề xã hội gồm:
- Cải thiện cộng đồng: Dự án năng lượng mặt trời ở vùng sâu vùng xa như miền núi, hải đảo giúp mang lại nguồn điện ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế ở các địa phương còn khó khăn về điện.
- Tạo việc làm: Mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động như: trong lắp đặt, bảo trì và vận hành.
- Đóng góp trách nhiệm xã hội: Các doanh nghiệp có thể thực hiện các chương trình cung cấp điện miễn phí cho trường học, bệnh viện hoặc các tổ chức phi lợi nhuận bằng việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho các cơ sở này.
Governance (Quản trị):
Ứng dụng năng lượng mặt trời còn giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị, thể hiện ở các khía cạnh như:
- Minh bạch tài chính: Đầu tư điện năng lượng mặt trời giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tiền điện dài hạn, từ đó cải thiện quản lý tài chính.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Các doanh nghiệp có lượng phát thải lớn sẽ phải báo cáo kiểm kê khí nhà kính, đảm bảo lượng khí phát thải không vượt quá mức phát thải cho phép theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy thực hành ESG có vai trò quan trọng đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Hiểu rõ được mục tiêu, vai trò, tác động của ESG, cũng như ứng dụng ESG vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và nhận được những giá trị to lớn. Do đó, hãy bắt tay vào hành động để đạt được các tiêu chuẩn ESG sớm nhất nhé!
Với niềm yêu thích đối với các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời, tôi hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống điện mặt trời. Từ đó chọn sử dụng điện mặt trời không chỉ để giảm thiểu chi phí điện năng, mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và hướng đến một tương lai xanh, bền vững hơn.