Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

So sánh giữa điện 1 pha, 2 pha và điện 3 pha

Có 3 loại dòng điện bao gồm: điện 1 pha, 2 pha và 3 pha. Trong đó, có 2 loại điện được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là điện 1 pha và điện 3 pha. Vậy bản chất của các loại dòng điện này là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Trường hợp nào nên sử dụng loại điện nào phù hợp? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết, cùng tìm hiểu bạn nhé!

Tìm hiểu về điện 1 pha, 2 pha và điện 3 pha

Điện 1 pha, 2 pha và điện 3 pha đều là dòng điện xoay chiều. Theo quy ước của ngành điện, số pha sẽ được tính bằng số dây nóng (dây dẫn mang điện).

Điện 1 pha

Điện 1 pha là điện được sử dụng cho sinh hoạt ở Việt Nam. Chủ yếu dùng cho các hộ gia đình và những nơi có thiết bị công suất nhỏ. Do đó, chúng được bắt gặp ở mọi nơi, trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

  • Cấu tạo: Điện 1 pha sử dụng hai dây, bao gồm 1 dây nóng (dây pha) và 1 dây trung tính (dây nguội).
  • Điện áp: Tại Việt Nam là 220V, còn tại một số quốc gia khác như Nhật Bản, Đài Loan thì mức điện áp là 100V, 110V,…
  • Ưu điểm: Có cấu tạo đơn giản, chi phí lắp đặt và vận hành thấp.
  • Nhược điểm: Không thể truyền đi xa nên chỉ phù hợp cho các thiết bị công suất nhỏ và dùng trong gia đình, không thể dùng cho các ứng dụng công nghiệp lớn.

Điện 2 pha

Là loại điện hiếm gặp trong đời sống. Bởi điện 2 pha mới chỉ được khám phá ra trong thời gian gần đây khi con người thực hiện nghiên cứu và chế tạo máy.

Điện 2 pha có cấu tạo khá đặc biệt, chỉ gồm 2 dây nóng mà không có dây trung tính. Trong đó, hai dây pha có độ lệch pha với nhau 90 độ.

Điện 2 pha cũng tạo ra hiệu điện thế 220V tương tự như điện 1 pha. Tuy nhiên, vì một số lý do mà chúng không được chuẩn hóa và ít được sử dụng trong thời đại ngày nay.

Điện 3 pha

Điện 3 pha là loại điện được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp, chúng được cung cấp cho các thiết bị công nghiệp có công suất lớn.

điện 3 pha và điện 1 pha

  • Cấu tạo: Điện 3 pha gồm có 3 dây pha và 1 dây trung tính. Các pha này lệch nhau 120 độ, tạo ra một dòng điện ổn định và mạnh mẽ.
  • Điện áp: Tại Việt Nam, điện áp giữa các pha là 380V. Còn tại các nước như Mỹ và Nhật Bản, điện áp 3 pha là 220V.
  • Ưu điểm: Điện ba pha có khả năng truyền tải điện đi xa, giúp giảm tổn thất điện năng hiệu quả. Do đó, chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng công suất lớn.
  • Nhược điểm: Do điện 3 pha được xếp vào loại điện sản xuất kinh doanh nên giá thành sẽ cao hơn so với điện 1 pha sử dụng trong sinh hoạt. Đồng thời, chi phí lắp đặt và bảo trì điện 3 pha cũng cao hơn. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế mà người dùng cần chọn phương án lắp đặt điện một cách phù hợp nhất.

Xem thêm: Kết nối điện năng lượng mặt trời với điện 1 pha và 3 pha

Sự khác nhau giữa điện 1 pha, 2 pha và điện 3 pha

Điện 1 pha Điện 2 pha Điện 3 pha
Định nghĩa Là dòng điện có 1 dây pha và 1 dây trung tính. Là dòng điện có 2 dây pha. Là dòng điện có 3 dây pha và 1 dây trung tính.
Điện áp phổ biến Tại Việt Nam là 220V.

Tại Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ… là 100V, 110V, 120V,… 

Có điện áp giống điện 1 pha, là 220V. Tại Việt Nam là 380V.

Tại các quốc gia khác trên thế giới là 220V, 200V… 

Ứng dụng Sử dụng trong sinh hoạt ở các hộ gia đình hoặc những nơi có các thiết bị điện công suất nhỏ. Ít được sử dụng trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, nếu có cũng sử dụng cho các thiết bị điện 1 pha. Sử dụng trong các hệ thống công nghiệp có thiết bị điện công suất lớn, như trong các nhà máy, xí nghiệp, hoặc các tòa nhà tiêu thụ nhiều điện năng.

Điện 3 pha có sử dụng cho các thiết bị điện 1 pha được không?

Về nguyên lý hoạt động, điện 3 pha sẽ sử dụng cho các thiết bị điện 3 pha (là các thiết bị có công suất lớn phục vụ cho sản xuất kinh doanh). Tuy nhiên, điện 3 pha cũng có thể dùng cho sinh hoạt thường ngày, với các thiết bị điện 1 pha, nhưng cần được đấu nối đúng cách.

1. Sử dụng từng pha riêng biệt để cấp điện cho các thiết bị 1 pha

Đối với hệ thống điện 3 pha, mỗi pha có thể coi như một nguồn điện 1 pha 220V. Vì vậy, bạn có thể chia thành từng pha để đấu với với các thiết bị điện trong nhà sao cho cân bằng tải, tránh nguy cơ quá tải cho một pha duy nhất.

2. Lắp đặt thêm chiếc ổn áp cho hệ thống điện 3 pha

Với hệ thống điện 3 pha, bạn có thể lắp thêm 1 chiếc ổn áp để lấy đầu ra 220V sử dụng cho các thiết bị điện 1 pha.

điện 3 pha

Trường hợp nào nên lắp điện 1 pha hay 3 pha?

Việc lựa chọn lắp điện 1 pha hay 3 pha sẽ tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ, loại thiết bị điện và quy mô sử dụng của người dùng.

Những đối tượng nên lựa chọn điện 1 pha đó là:

  • Các hộ gia đình có mức tiêu thụ điện không quá cao: thường sử dụng các thiết bị cơ bản như điều hòa, tivi, tủ lạnh, máy giặt,…
  • Mức đầu tư hạn chế: Vì điện 1 pha có chi phí lắp đặt rẻ hơn và chi phí bảo trì cũng thấp hơn.

Những đối tượng nên lựa chọn điện 3 pha:

  • Hộ gia đình sinh hoạt có nhiều thiết bị công suất lớn, chẳng hạn như: điều hòa công suất cao, thang máy, cửa cuốn, máy bơm nước…
  • Các tòa nhà, chung cư, biệt thự có nhu cầu điện cao: Khi đó, điện 3 pha sẽ giúp đảm bảo nguồn điện ổn định và tránh xảy ra tình trạng quá tải.
  • Những đơn vị, hộ gia đình sử dụng các thiết bị công nghiệp nhỏ như máy hàn, máy cắt…
  • Các công ty, xí nghiệp sử dụng các thiết bị công suất cao, vàtiêu thụ lượng điện năng lớn.

Hi vọng với những thông tin SUNEMIT cung cấp trên đây, người đọc có thể hiểu rõ về 3 loại điện: điện 1 pha, 2 pha và điện 3 pha. Từ đó, có cơ sở để lựa chọn chính xác nguồn điện phù hợp cho nhu cầu của mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger