Bão ảnh hưởng đến hệ thống điện mặt trời như thế nào?
Mục Lục
Điện năng lượng mặt trời ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại tác động của biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu năng lượng của toàn xã hội. Tuy nhiên, một mối lo ngại lớn đối với những hệ thống điện mặt trời được lắp đặt ở các khu vực thường xuyên xảy ra bão như miền Bắc Việt Nam là những thiệt hại mà bão có thể gây ra. Vậy bão ảnh hưởng đến hệ thống điện mặt trời như thế nào? Cách bảo vệ hệ thống trước, trong và sau bão ra sao?
Thời gian bão thường đổ bộ vào Việt Nam
Mùa bão ở Việt Nam thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm, với cao điểm vào các tháng 7, 8, và 9. Trung bình mỗi năm, Việt Nam đón khoảng 10 đến 14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó có từ 5 đến 7 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền.
Ở miền Bắc: Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 do gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh kết hợp với áp thấp nhiệt đới từ biển Đông. Do đó, các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, và các khu vực ven biển khác thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão.
Còn các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão nhưng cũng xảy ra tình trạng sạt lở đất và lũ quét.
Ở miền Trung: Các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, và Đà Nẵng là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ bão.
Ở miền Nam: Là khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão hơn, nhưng các tỉnh ven biển như Kiên Giang, Cà Mau đôi khi vẫn chịu tác động từ những cơn bão cuối mùa.
Tác động trực tiếp của bão đến hệ thống điện mặt trời
Gió mạnh
Bão thường đi kèm với gió mạnh có thể gây xô lệch, làm đổ, thậm chí thổi bay các tấm pin năng lượng mặt trời nếu khung đỡ không đủ chắc chắn. Ngoài ra, hệ thống dây dẫn cũng có thể bị ảnh hưởng và gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống.
Hầu hết các tấm pin mặt trời đạt tiêu chuẩn quốc tế cho phép chịu được sức gió lên tới 2.400 pascal (Pa), tương đương với sức gió khoảng 130 km/h (cấp 12). Đặc biệt, khi các tấm pin này được lắp trên khung đỡ chịu lực tốt, nó có thể tăng khả năng chịu gió lên tới 5.400 Pa, tương đương sức gió trên 200 km/h. Do đó, nếu được lắp đặt chắc chắn thì hệ thống pin mặt trời hoàn toàn có thể chịu được sức gió từ các cơn bão lớn.
Mưa lớn và ngập lụt
Bão còn đi kèm với các cơn mưa lớn có thể gây ngập lụt, chập điện và làm hỏng các thiết bị điện tử, inverter, và pin lưu trữ. Tuy nhiên, hầu hết các bộ phận này đều được thiết kế lắp đặt trên cao, tránh các vùng trũng không thoát được nước nên khách hàng có thể an tâm.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống điện, khi có ngập lụt bạn nên tắt hệ thống điện mặt trời để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
Mảnh vỡ va đập
Gió mạnh có thể cuốn theo cành cây, mảnh vỡ từ các công trình khác va đập vào tấm pin. Đối với những va chạm quá lớn có thể gây ra các vết nứt hoặc làm vỡ các tấm pin. Tuy nhiên, hầu hết các tấm pin chất lượng hiện nay đều sử dụng loại kính cường lực có khả năng chịu được lực tác động lớn.
Bằng chứng là theo các báo cáo thực tế, tỷ lệ hư hỏng của các tấm pin mặt trời do mảnh vỡ và vật thể bay trong các cơn bão dao động từ 1% đến 5% đối với các hệ thống được lắp đặt chắc chắn và có biện pháp bảo vệ tốt.
Sét đánh
Sét có thể xuất hiện trong những cơn giông bão và gây nguy cơ hư hỏng nghiêm trọng cho hệ thống nếu không có thiết bị chống sét phù hợp.
Cách bảo vệ hệ thống điện mặt trời trước mưa bão
Để hạn chế nhiều nhất những rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống điện mặt trời khi gặp những cơn bão, bạn cần thực hiện những biện pháp sau:
- Lắp đặt hệ thống chắc chắn: Khung giá đỡ cần được làm từ vật liệu có khả năng chống chịu tốt, đồng thời được thiết kế chắc chắn để chống lại sức gió mạnh từ bão.
- Sử dụng pin chất lượng cao: Chọn loại pin mặt trời chất lượng cao, có mặt kính cường lực và khum nhôm chịu lực tốt để chống chịu được những điều kiện khắc nghiệt từ bão.
- Biện pháp bảo vệ hệ thống điện: Lắp đặt thiết bị chống sét cho hệ thống để giảm thiểu nguy cơ rủi ro khi sét đánh. Ngoài ra, cần lắp đặt các bộ phận như inverter, pin lưu trữ ở các khu vực cao ráo để tránh ngập lụt khi xảy ra mưa lớn.
- Sử dụng công nghệ giám sát thông minh: Cài đặt tính năng theo dõi giám sát hệ thống từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại để phát hiện kịp thời các sự số xảy ra trong hệ thống điện mặt trời.
- Thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống định kỳ: Hệ thống cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm để gia cố, sửa chữa kịp thời các hỏng hóc và bảo vệ hệ thống tốt nhất trước mưa bão.
Hướng dẫn xử lý sau bão
- Sau bão, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để phát hiện kịp thời các hư hỏng hoặc vấn đề cần khắc phục, sửa chữa.
- Vệ sinh bề mặt các tấm pin để loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn, giúp khôi phục hiệu suất tối đa cho tấm pin.
- Ngoài ra nếu cần, bạn hãy liên hệ đến công ty lắp đặt để được hỗ trợ kiểm tra và bảo trì chuyên nghiệp.
Đối với các hệ thống điện mặt trời do SUNEMIT cung cấp, sau cơn bão số 3 YAGY vừa qua, rất may mắn gần như toàn bộ hệ thống của khách hàng SUNEMIT đều an toàn, không bị thiệt hại sau bão (chỉ có 4 tấm pin bị hư hỏng trong tổng số hơn 200 hệ thống đã lắp đặt tại các tỉnh chịu bão).
Như vậy có thể thấy, mặc dù bão có thể gây ra những tác động tiêu cực đến hệ thống điện mặt trời, nhưng nếu có sự chuẩn bị và biện pháp bảo vệ đúng đắn thì chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ an toàn cho hệ thống điện mặt trời.
Đặc biệt, ưu điểm của loại hệ thống điện mặt trời có lưu trữ là chúng hoàn toàn có thể tách lưới và hoạt động khi mất điện. Do đó ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và bị cắt điện, bạn vẫn sẽ có nguồn điện ổn định cho gia đình mình nhờ hệ thống năng lượng mặt trời.
Để được tư vấn và cung cấp giải pháp điện mặt trời tốt nhất cho gia đình mình ngay cả trong mùa mưa bão, hãy liên hệ ngay SUNEMIT để được công ty chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất!
Với niềm yêu thích đối với các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời, tôi hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống điện mặt trời. Từ đó chọn sử dụng điện mặt trời không chỉ để giảm thiểu chi phí điện năng, mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và hướng đến một tương lai xanh, bền vững hơn.