Kiểm kê khí nhà kính là gì? Lộ trình kiểm kê khí nhà kính
Mục Lục
Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động bắt buộc đối với các cơ sở thuộc diện phải kiểm kê khí nhà kính do cơ quan có thẩm quyền công bố (có danh sách kèm theo và bắt buộc từ năm 2024). Vậy quy định về kiểm kê khí nhà kính là gì? Lộ trình kiểm kê phát thải khí nhà kính ra sao? Mọi thông tin sẽ được SUNEMIT giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
I. Kiểm kê khí nhà kính là gì?
Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là quá trình đo lường, thu thập và phân tích lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính từ hoạt động của con người và các nguồn tự nhiên. Quá trình này nhằm xác định mức độ phát thải KNK của một cá nhân, doanh nghiệp, hoặc quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Mục đích chính của kiểm kê KNK là giúp các đơn vị, tổ chức, và quốc gia hiểu rõ về mức độ phát thải của mình, từ đó lên kế hoạch và xây dựng phương án giảm phát thải hiệu quả, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và giảm tác động tiêu cực đến khí hậu toàn cầu.
II. Quy định về kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam
Tại Việt Nam, việc kiểm kê khí nhà kính đã được nhà nước quy định rõ trong Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản pháp luật liên quan. Các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp thuộc nhóm ngành có lượng phát thải lớn thường bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Cụ thể như sau:
Đối tượng cần kiểm kê khí nhà kính
Hoạt động kiểm kê KNK áp dụng đối với các đối tượng sau:
Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp công nghiệp: Bao gồm các đơn vị sản xuất thép, xi măng, hóa chất, năng lượng (nhà máy nhiệt điện) hay các công ty kinh doanh vận tải hàng hóa, các cơ sở xử lý chất thải rắn… có mức phát thải cao.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Với những đơn vị có mức phát thải thấp, mặc dù không bắt buộc nhưng vẫn được nhà nước khuyến khích kiểm kê để nâng cao tính cạnh tranh và chuẩn bị cho những quy định có thể được mở rộng trong tương lai.
»» Danh sách các cơ sở phải kiểm kê KNK và Giải pháp điện mặt trời
Cơ quan nhà nước
- Các tổ chức chính phủ cần thực hiện kiểm kê KNK để báo cáo với các cơ quan quốc tế nhằm tuân thủ các cam kết cũng như thỏa thuận quốc tế trong việc giảm phát thải khí nhà kính và chống lại biến đổi khí hậu. Đồng thời, làm gương cho các tổ chức tư nhân trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.
Các lĩnh vực cần kiểm kê khí nhà kính
Có 6 lĩnh vực bắt buộc phải kiểm kê KNK theo quy định của nhà nước, đó là:
- Năng lượng: Đây là lĩnh vực có tỷ trọng phát thải lớn nhất, bao gồm việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện…
- Công nghiệp: Bao gồm các hoạt động sản xuất thép, xi măng, phân bón, hóa chất và vật liệu xây dựng… Lĩnh vực này cũng có tỷ trọng phát thải rất cao.
- Nông nghiệp, lâm nghiệp: Phát thải ra các loại khí nhà kính như khí metan từ chăn nuôi, khí nitơ oxit từ phân bón và các hoạt động canh tác nông nghiệp.
- Giao thông vận tải: Phát ra khí thải CO2 từ các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu…
- Xử lý chất thải: Quá trình quản lý và xử lý chất thải rắn hay nước thải sinh hoạt sinh ra khí metan và nitơ oxit. Đây là những loại khí có ảnh hưởng lớn đến khí hậu toàn cầu.
Thời gian nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Theo Luật bảo vệ môi trường, các cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính cần tuân theo quy định sau:
- Thực hiện kiểm kê KNK, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải KNK, gửi kết quả kiểm kê KNK 02 năm/lần.
- Lên kế hoạch và thực hiện giảm phát thải khí nhà kính với các hoạt động giảm phát thải kèm theo, yêu cầu 01 năm/lần.
- Gửi báo cáo kiểm kê khí nhà kính gửi các cơ quan có thẩm quyền trước ngày 31/12 hàng năm (Gồm: Bộ tài nguyên & môi trường, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan).
III. Lợi ích của việc kiểm kê khí nhà kính
- Giúp kiểm soát và giảm phát thải khí nhà kính: Các tổ chức có thể theo dõi lượng khí thải phát ra, từ đó xác định nguồn phát thải chính và đưa ra biện pháp giảm thiểu khí thải nhà kính hiệu quả.
- Giảm tiêu thụ năng lượng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Thông qua kiểm kê KNK, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu, từ đó tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mình.
- Đáp ứng các cam kết quốc tế: Nhiều quốc gia phải thực hiện kiểm kê KNK để đáp ứng các yêu cầu của các thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu, từ đó tránh bị phạt và giữ vững uy tín quốc gia.
- Tăng cường uy tín và thu hút đầu tư: Các đơn vị thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính thường được đánh giá cao về trách nhiệm xã hội. Điều này giúp cải thiện hình ảnh doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư.
IV. Lộ trình kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Việc kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo quy trình sau:
1. Xác định phạm vi và phương pháp kiểm kê: Đầu tiên, tổ chức cần xác định phạm vi kiểm kê dựa trên các nguồn phát thải, từ đó lựa chọn phương pháp kiểm kê phù hợp.
2. Lựa chọn hệ số phát thải: Tùy vào từng dạng năng lượng, cũng như từng lĩnh vực mà hệ số phát thải sẽ khác nhau. Do đó, dựa vào loại năng lượng tiêu thụ mà doanh nghiệp cần lựa chọn hệ số phát thải đúng.
3. Thu thập số liệu: Doanh nghiệp có thể thu thập số liệu từ Tổng cục thống kê, các cơ quan có thẩm quyền theo Phụ lục I.2 tại Thông tư 17/2022/TT-BTNMT. Hoặc dựa vào văn bản hướng dẫn IPCC 2006 và IPCC 2019.
4. Tính toán lượng phát thải: Dựa trên hệ số phát thải khí nhà kính, doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường.
5. Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính
- Tiến hành rà soát để đảm bảo số liệu đầy đủ và chính xác.
- Điều chỉnh các sai sót hoặc thiếu hụt trong báo cáo.
- Kiểm tra tài liệu và lưu trữ văn bản để duy trì tính nhất quán.
6. Đảm bảo chất lượng kiểm kê: Thực hiện theo hướng dẫn của IPCC 2006 và 2019, với sự giám sát từ cơ quan có thẩm quyền.
7. Đánh giá độ không chắc chắn
- Xác định các yếu tố không chắc chắn từ dữ liệu, hệ số phát thải, và kết quả tính toán.
- Tổng hợp kết quả kiểm kê theo từng lĩnh vực.
8. Tính toán lại nếu cần: Nếu phát hiện sai sót hoặc thay đổi phương pháp, cần tính toán lại để đảm bảo kết quả chính xác.
9. Lập báo cáo kết quả kiểm kê: Xây dựng báo cáo theo mẫu số 04, Phụ lục II của Nghị định 06/2022/NĐ-CP.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin liên quan đến kiểm kê khí nhà kính chi tiết nhất, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đối với các doanh nghiệp muốn tham khảo giải pháp năng lượng sạch – Điện mặt trời áp mái để giảm phát thải CO2 và tiết kiệm chi phí vận hành, hãy liên hệ ngay SUNEMIT để được đội ngũ của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Phạm Hân là chuyên viên marketing tại Công ty điện mặt trời Sunemit. Với nhiều năm làm việc trong ngành marketing và 3 năm tìm hiểu về lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, Hân hi vọng có thể mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích, giúp bất kỳ ai cũng có thể hiểu rõ về hệ thống để lựa chọn giải pháp điện mặt trời tối ưu.