Công suất biểu kiến là gì, công thức tính công suất biểu kiến
Mục Lục
Công suất biểu kiến là gì? Ý nghĩa và công thức tính công suất biểu kiến ra sao? Bài viết dưới đây SUNEMIT sẽ giải đáp chi tiết nhất, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Công suất biểu kiến là gì?
Công suất biểu kiến (còn gọi là công suất toàn phần) là tổng công suất được dùng để cung cấp năng lượng cho tải hoặc thiết bị điện. Nó là tích số của điện áp (V) và dòng điện (A) mà không tính đến góc pha.
Công suất biểu kiến có ký hiệu là S và có đơn vị là: VA (vôn ampe) hoặc kVA (ki-lô vôn ampe).
Quy đổi: 1.000 kVA = 1.000.000 VA
Ý nghĩa của công suất biểu kiến
Công suất biểu kiến (S) thường ít được biết đến, thay vào đó người ta sẽ biết đến công suất hữu ích (P) nhiều hơn. Tuy nhiên, công suất biểu kiến vẫn được dùng trong tính toán các chỉ số truyền tải và phân phối điện năng.
Công suất biểu kiến là tổng của Công suất hữu ích (P) và Công suất phản kháng (Q), trong đó:
Công suất hữu ích (P) là công suất thực giúp thiết bị hoạt động, có đơn vị là W hoặc kW. Đây là nguồn năng lượng điện được truyền đến thiết bị tải trên thực tế.
Công suất phản kháng (Q) là công suất vô ích. Nó được sinh ra bởi các thành phần phản kháng trong hệ thống điện xoay chiều, đơn vị là VAr hoặc kVAr. Đó là thành phần từ hóa, tạo ra từ trường trong quá trình biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác. Đây là nguồn năng lượng được chuyển ngược về nguồn cung sau mỗi chu trình truyền tải điện. Tuy nhiên, loại năng lượng này rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa điện năng.
Công thức tính công suất biểu kiến
Có 2 cách tính công suất biểu kiến như sau:
Công thức 1: Đây là công thức tương đối phức tạp.
S = P + iQ
Trong đó:
- S là công suất biểu kiến
- P là công suất hữu ích (đơn vị W)
- Q là công suất phản kháng (đơn vị VAr)
- i là đơn vị số ảo, căn bậc hai của -1
Công thức 2: Đây là công thức đơn giản hơn.
S = √(P² + Q²)
Công suất trên tấm pin mặt trời là công suất gì?
Đối với tấm pin mặt trời hay với nhiều thiết bị điện khác, nhiều người thường hiểu nhầm thông số P trên thiết bị là công suất biểu biến. Tuy nhiên, thông số P chính là công suất hữu ích của thiết bị đó.
Vì vậy, Pmax ghi trên tấm pin mặt trời chính là công suất thực, là phần năng lượng hữu ích được chuyển đổi để tấm pin hấp thụ ánh sáng và tạo ra điện năng.
Ngược lại, công suất biểu kiến thường chỉ được ghi trên các máy biến áp với các ký hiệu là kVA hoặc mVA, hoặc được sử dụng trong việc tính toán các chỉ số truyền tải điện và phân phối điện. Chúng ít khi được ghi trên các thiết bị điện gia dụng hay các thiết bị điện thông thường khác.
Trên đây là những chia sẻ về Công suất biểu kiến là gì, ý nghĩa và công thức tính công suất biểu kiến, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất kì thắc mắc hay cần tư vấn lắp đặt điện mặt trời cho gia đình, doanh nghiệp của mình thì hãy liên hệ với SUNEMIT qua số hotline để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Tôi là Nguyễn Hoàng Minh, là người đam mê về các loại năng lượng tái tạo sạch. Hiện tại tôi đang là marketing specialist tại SUNEMIT – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời. Với mong muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả thêm nhiều thông tin hữu ích, tôi đã soạn thảo những nội dung có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến lĩnh vực điện mặt trời. Hi vọng sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ và hữu ích cho các bạn đọc giả.