Những sai lầm cần tránh khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
Mục Lục
Điện mặt trời không chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng của con người mà còn tác động tích cực đến môi trường. Nhưng việc lắp đặt điện mặt trời lại không hề đơn giản và càng khó khăn hơn khi thi công mà không có sự nghiên cứu trước dẫn đến mắc phải một vài sai lầm. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nhằm tránh tốn kém và những rủi ro mắc phải trong quá trình thiết kế và thi công, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nhầm lẫn giữa hệ thống điện mặt trời độc lập và hòa lưới
Năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng để sử dụng tức là bạn có thể tự chủ nguồn điện. Nhiều người cho rằng như vậy có nghĩa là họ tách ra khỏi lưới điện nhưng điều này là không chính xác.
Ở đây chúng ta cần phân biệt rõ:
– Nếu chúng ta muốn lưu trữ điện để sử dụng cho sau này bằng cách lưu trữ năng lượng từ hệ thống vào lưới điện. Công ty điện sẽ lấy điện của bạn khi dư thừa và bạn có thể dùng điện lưới khi lượng điện mặt trời không đủ cung ứng.
– Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phương án khác để lưu trữ điện. Đó là sử dụng bình ắc quy. Tuy nhiên chi phí cho việc này sẽ cao hơn.
Vì thế việc sử dụng hệ thống điện mặt trời hòa lưới là giải pháp tối ưu hơn cũng như được nhiều người lựa chọn để lắp đặt hơn so với hệ điện mặt trời độc lập.
Những yếu tố tác động
Ngoài việc lựa chọn sai hệ thống điện năng lượng mặt trời thì chúng ta cần phải xét đến những yếu tố tác động khác như:
1. Hiệu quả
Tấm pin mặt trời thường bị giảm hiệu quả khoảng 1% mỗi năm. Vì thế với mỗi tấm pin có tuổi thọ 20-25 năm thì hệ thống pin sẽ kém hiệu quả hơn 20-25%. Vì vậy khi lựa chọn và lắp đặt pin cần dự trù thêm khoản này.
2. Khí hậu
Các tấm pin mặt trời được thiết kế chắc chắn để chống chọi với tác động của thời tiết- khí hậu. Trong thực tế mức ảnh hưởng mà khí hậu tác động nên khắc nghiệt hơn nhiều.
Vị trí bạn sống cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hầu hết các địa phương nhận được trung bình 4-6 giờ nắng mỗi ngày và điều này ảnh hưởng đến kích thước của tấm pin.
3. Điện áp
Biến tần Inverter điện mặt trời và bộ điều khiển sạc có điện áp đầu vào tối đa và tối thiểu. Hệ thống cần thiết kế có mức điện áp phù hợp. Bởi những thứ như nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến điện áp và hiệu suất của hệ thống.
Nếu không có mức điện áp phù hợp thì ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thống hoặc tệ hơn là hỏng phần cứng đắt tiền.
4. Kích cỡ tấm pin mặt trời
Pin mặt trời cần có kích thước phù hợp để cung cấp đủ năng lượng để giữ cho pin được sạc nhưng không quá nhiều đến mức chúng bị quá tải.
Quá nhiều điện sẽ gây hỏng pin. Một số pin cần được sạc đầy thường xuyên. Để chúng ở mức trống hoặc sạc một phần trong thời gian dài khiến pin rất dễ nhanh bị hỏng.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời giúp ngăn ngừa mất điện?
Nhiều người lầm tưởng rằng điện năng lượng mặt trời sẽ cung cấp điện đều ngay cả khi mất điện. Nhưng điều này không đúng với điện hòa lưới. Mặc dù điện bắt nguồn từ các tấm pin nhưng nó lại được lưu trữ ở lưới điện quốc gia. Khi mất điện bạn cũng không thể sử dụng được trừ khi hệ thống của bạn lắp đặt thêm bộ lưu trữ.
Không lên kế hoạch trước
Hầu hết tấm pin mặt trời được bào hành từ 15-25 năm đó là khoảng thời gian dài. Khi chuẩn bị lên kế hoạch, mọi người cần phải nghĩ đến nhu cầu và mục đích sử dụng của hiện tại cho đến tương lai
- Bạn cần nghĩ đến vị trí và không gian lắp đặt.
- Kích thước tấm pin.
- Các yếu tố tác động đến hệ thống điện mặt trời.
Chi phí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cao?
Các đơn vị lắp đặt sẽ là điểm đến an toàn khi quyết định lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Bởi họ cung cấp những giải pháp tối ưu nhất, cung cấp thiết bị và lắp đặt cho hệ thống của bạn. Đặc biệt họ mang đến mức giá phù hợp với nhu cầu và sản phẩm tránh việc tăng giá quá cao hay chi phí phát sinh thừa thãi.
Nhiều người cho rằng bỏ tiền ra để lắp đặt hệ thống điện mặt trời là quá cao và gây lãng phí nhưng thực tế cho thấy chi phí lắp đặt cho một hệ thống là hợp lý bởi khả năng sinh lời của nó trong tương lai. Một hệ thống NLMT có vòng đời 25 năm phải đi theo bảo hành, chăm sóc khách hàng, theo dõi sản lượng, có trách nhiệm với khách hàng sau khi bán hàng suốt quãng thời gian 25 năm.
Một khi quyết định lắp đặt điện năng lượng mặt trời hãy tham khảo kỹ lưỡng và tìm đến những nhà cung cấp uy tín để đảm bảo về chất lượng, giá cả lắp đặt và khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai để tránh việc chi phí lắp đặt quá cao.
Cách tránh những sai lầm khi lắp đặt điện năng lượng mặt trời
Bạn không nên tự lắp đặt tại nhà mà hãy liên hệ với một đơn vị điện mặt trời để được tư vấn lựa chọn gói dịch vụ lắp đặt điện mặt trời phù hợp. Những đơn vị này sẽ có trách nhiệm cho việc tư vấn, thiết kế và lắp đặt sản phẩm đúng cách cũng như đảm bảo khắc phục lỗi để đảm bảo hệ thống điện mặt trời được hoạt động hiệu quả.
Lời kết: Trước khi quyết định lắp đặt hãy tham khảo, nhờ tư vấn và báo giá. Những nhà lắp đặt có kinh nghiệm có thể giúp bạn nắm bắt những thông tin đúng đắn, tránh một số sai lầm có thể gây tốn kém trước khi nó quá muộn. Chúng tôi – công ty điện mặt trời SUNEMIT là đơn vị đảm bảo những yếu tố này. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện mặt trời, SUNEMIT đảm bảo đem đến cho ngôi nhà của bạn một hệ thống điện năng lượng mặt trời phù hợp, chất lượng với chi phí tốt nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ chuyên gia.
Tôi là Nguyễn Hoàng Minh, là người đam mê về các loại năng lượng tái tạo sạch. Hiện tại tôi đang là marketing specialist tại SUNEMIT – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời. Với mong muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả thêm nhiều thông tin hữu ích, tôi đã soạn thảo những nội dung có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến lĩnh vực điện mặt trời. Hi vọng sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ và hữu ích cho các bạn đọc giả.