Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Cơ hội vàng cho ngành điện mặt trời
Mục Lục
Ngày 15/4, Chính phủ chính thức phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII – định hướng phát triển ngành điện giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bản quy hoạch đặt mục tiêu phát triển hệ thống điện hiện đại, linh hoạt, tối ưu hóa nguồn năng lượng tái tạo, giảm dần điện than và thúc đẩy các nguồn điện sạch. Trong đó, điện mặt trời được xác định là một trong những trụ cột quan trọng, với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
Ngày 15/4/2025, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, đã ký Quyết định số 768/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII).
Mục tiêu điều chỉnh nhằm đảm bảo 4 nguyên tắc:
- Tính khả thi cao,
- Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia,
- Cân đối vùng miền và loại hình năng lượng,
- Phục vụ tăng trưởng kinh tế (năm 2025 ≥8%, giai đoạn 2026–2030 phấn đấu tăng trưởng hai con số).
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh xác định rõ vai trò then chốt của năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời trong chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2021–2050.
Tiềm năng và Kế hoạch phát triển điện mặt trời đến 2030 và tầm nhìn 2050
Tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam
Theo đánh giá trong Quy hoạch, tổng tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời của Việt Nam lên tới 963.000 MW, trải đều khắp các vùng miền – đặc biệt dồi dào ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Đây là nguồn năng lượng sạch, bền vững và phù hợp với xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu.
Kế hoạch phát triển điện mặt trời
Giai đoạn đến năm 2030
Tổng công suất điện mặt trời dự kiến đạt 46.459 – 73.416 MW, bao gồm điện mặt trời tập trung (các nhà máy quy mô lớn) và điện mặt trời mái nhà (lắp trên mái các công trình dân dụng, thương mại và công nghiệp), không tín đến các nguồn điện mặt trời khác. Tổng công suất chiếm khoảng 25,3% – 31,1% tổng công suất hệ thống điện quốc gia.
Tầm nhìn đến năm 2050
Tổng công suất điện mặt trời đạt khoảng 293.088 – 295.646 MW, chiếm 35,3% – 37,8% tổng công suất hệ thống điện quốc gia. Phối hợp phát triển đồng bộ với hệ thống lưu trữ năng lượng (pin lưu trữ, thủy điện tích năng) và lưới điện thông minh, đáp ứng yêu cầu vận hành ổn định và hiệu quả.
Mô hình phát triển mới: Điện mặt trời phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu
Ngoài phục vụ nhu cầu trong nước, điện mặt trời được định hướng trở thành nguồn năng lượng xuất khẩu chiến lược sang các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Campuchia…
Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) sẽ là bước tiến quan trọng, cho phép khách hàng lớn ký hợp đồng trực tiếp với nhà máy điện mặt trời, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo theo cơ chế thị trường.
Như vậy, với định hướng phát triển mạnh mẽ của điện mặt trời trong Quy hoạch điện 8 điều chỉnh, nguồn năng lượng này đã không còn là nguồn năng lượng thay thế, mà đang vươn lên trở thành nguồn năng lượng chính trong tổng số các nguồn năng lượng của Việt Nam.
Cơ hội cho doanh nghiệp và hộ gia đình khi điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bản Quy hoạch điện VIII điều chỉnh không chỉ là chiến lược dài hạn của quốc gia về an ninh năng lượng, mà còn là bước ngoặt tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và hộ gia đình khi tham gia vào lĩnh vực điện mặt trời.
Doanh nghiệp: Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất có mức tiêu thụ điện lớn như dệt may, chế biến, thực phẩm, logistics… có thể tận dụng điện mặt trời để giảm thiểu chi phí vận hành, nâng cao thương hiệu xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của nhiều thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được tiếp cận các ưu đãi về tài chính – tín dụng xanh để mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hộ gia đình: Quy hoạch điện 8 điều chỉnh mang đến cơ hội cho các hộ gia đình có thể tiếp cận các gói đầu tư, thuê mua, hoặc hợp tác với các công ty năng lượng để lắp đặt mà không cần bỏ vốn đầu tư ban đầu lớn. Đồng thời, việc lắp đặt điện mặt trời còn giúp các hộ gia đình chủ động về nguồn điện, tiết kiệm chi phí, giảm phụ thuộc vào lưới điện quốc gia, đồng thời đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.
Như vậy, sự điều chỉnh Quy hoạch điện VIII không chỉ là câu chuyện vĩ mô của ngành năng lượng, mà còn là thời cơ để các doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư vào năng lượng sạch. Với lộ trình rõ ràng, chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, cùng tiềm năng phát triển lớn, điện mặt trời đang trở thành giải pháp năng lượng hiệu quả cho mọi đối tượng, từ các nhà máy sản xuất lớn đến từng mái nhà dân dụng.
Do đó, để đón đầu xu hướng phát triển năng lượng tương lai, các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể tìm hiểu và lắp điện mặt trời ngay hôm nay. Liên hệ SUNEMIT – Công ty điện mặt trời uy tín miền Bắc để được tư vấn lắp đặt ngay bạn nhé!