Sụt áp là gì và cách hạn chế sụt áp cho hệ thống điện mặt trời
Mục Lục
Hiện tượng sụt áp có thể xảy ra với bất cứ hệ thống nào trong quá trình tải điện. Vậy sụt áp là gì? Làm thế nào để hạn chế tối đa sự sụt áp cho hệ thống điện mặt trời của mình? Bài viết dưới đây SUNEMIT sẽ chia sẻ với bạn về vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi.
Sụt áp là gì?
Sụt áp (hay điện áp rơi) là hiện tượng điện áp đầu nguồn cao hơn điện áp cuối nguồn. Cụ thể, khi dòng điện di chuyển qua một mạch điện, một lượng nhỏ điện áp sẽ bị mất hay thất thoát do điện trở trong dây dẫn. Do đó, nếu dây dẫn điện càng dài thì mức độ sụt áp sẽ càng lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng điện sản xuất ra từ các tấm pin mặt trời.
Khi bạn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, một trong những mục tiêu chính là phải thiết kế một hệ thống điện năng lượng mặt trời với mức sụt điện áp tối thiểu để các tấm pin mặt trời có thể sản xuất hiệu quả gần với định mức cao nhất của nó.
Nguyên nhân sụt áp hệ thống điện mặt trời
Sụt áp hay giảm điện áp có tác động trực tiếp đến hiệu suất của hệ thống. Nếu quá trình đi dây của bạn quá dài, các tấm pin năng lượng mặt trời có thể không cung cấp đủ điện áp cho biến tần. Kết quả là toàn bộ hệ thống sẽ bị ảnh hưởng và tạo ra sản lượng điện thấp hơn so với khả năng sản xuất của hệ thống. Điều này là một chú ý bạn cần xem xét khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời để tránh tình trạng sụt áp.
Cách khắc phục sụt áp cho hệ thống điện mặt trời
SUNEMIT sẽ hướng dẫn 1 vài cách để ngăn hiện tượng sụt điện áp xảy ra trên hệ thống như sau:
1. Giảm thiểu chiều dài của hệ thống dây dẫn điện
Đường dây càng dài sẽ làm giảm điện áp nhiều hơn, giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất là tối ưu hóa đường dây điện.
Khi thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình mình, hãy lập kế hoạch để bố trí các thành phần trong hệ thống được đặt gần nhau nhất có thể.
2. Xem xét vị trí đặt biến tần năng lượng mặt trời cẩn thận
Dây dẫn điện xoay chiều từ biến tần Inverter của các thiết bị tải điện có thể dễ bị sụt điện áp hơn so với dây điện áp cao từ các tấm pin biến tần. Từ đó, bạn sẽ ưu tiên việc nên đặt biến tần của mình gần với thiết bị tải điện hơn để tối ưu hóa
Bên phía của mạch hoạt động với điện áp cao hơn sẽ đẩy một dòng điện mạnh hơn qua các dây dẫn, điều này làm giảm tác động của sự sụt áp. Vì thế biến tần phải nên được đặt gần đầu điện áp thấp hơn của mạch, để giảm thiểu ảnh hưởng của việc giảm điện áp trong quá trình dẫn điện. Nếu điện áp tử mảng năng lượng mặt trời cao hơn bộ điều khiển cấp điện cho các thiết bị, chúng ta hãy đặt biến tần gần hơn với bộ điều khiển các thiết bị điện của bạn và ngược lại.
Để đánh giá dự án của bạn, nếu không chắc chắn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia cũng như chuyên viên kỹ thuật của nhà cung cấp để có những tính toán phù hợp nhất.
3. Sử dụng dây điện có kích thước lớn
Nếu trong trường hợp chúng ta không thể thu hẹp khoảng cách lại gần nhau thì buộc phải nâng cấp lên loại dây điện có kích thước lớn hơn nếu không muốn duy trì sự sụt áp phù hợp.
Dây có kích thước lớn sẽ có giá thành cao hơn, nhưng chúng làm cho hệ thống của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Sản lượng đầu ra tiết kiệm được từ việc giảm mức độ sụt áp trong suốt vòng đời của hệ thống và điều này sẽ bù cho chi phí đầu tư dây điện ban đầu.
4. Thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời có điện áp cao
Ta có thể dùng những sản phẩm có điện áp cao hơn thay vì sử dụng những loại dây điện có kích thước lớn để giảm điện trở.
Các hệ thống điện năng lượng mặt trời đòi hỏi bạn buộc phải cài đặt biến tần để bảo vệ nó tránh khỏi những yếu tố gây hại tác động. Có nghĩa là bạn hiếm khi có thể đặt biến tần ở gần các tấm pin điện mặt trời. Để có thể khắc phục hạn chế này, các hệ thống ngoài lưới phải sử dụng bộ điều khiển sạc điệp áp cao để giảm thiểu sự sụt áp trong các trường hợp kéo dây dài.
Những điều này là rất cần thiết đối với bạn, vì vậy hãy cân nhắc khi quyết định lắp đặt điện năng lượng mặt trời sao cho hợp lý và phù hợp với gia đình của mình. Ở bài viết này đề cập chính đến sự sụt áp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng điện mà hệ thống bạn tạo ra giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn để đưa ra các quyết định về việc mua sản phẩm nào, cách bố trí ra sao.
Giảm điện áp nhiều hơn >> sản lượng điện tạo ra ít hơn >> thời gian hoàn vốn lâu hơn.
Cảm ơn các bạn đã đọc, SUNEMIT hy vọng đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về hiện tượng sụt áp là gì. Nếu bạn có bất kì thắc mắc hay cần tư vấn về điện mặt trời vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Tôi là Nguyễn Hoàng Minh, là người đam mê về các loại năng lượng tái tạo sạch. Hiện tại tôi đang là marketing specialist tại SUNEMIT – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời. Với mong muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả thêm nhiều thông tin hữu ích, tôi đã soạn thảo những nội dung có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến lĩnh vực điện mặt trời. Hi vọng sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ và hữu ích cho các bạn đọc giả.