Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Hệ số phát thải khí nhà kính theo các dạng năng lượng

Hệ số phát thải khí nhà kính (Hệ số phát thải CO2 theo IPCC) là một công cụ quan trọng để đo lường lượng khí thải nhà kính phát ra. Nhờ hệ số này, các đơn vị doanh nghiệp, cơ quan chính phủ có thể đo lường và quản lý lượng khí thải, từ đó có những biện pháp giảm phát thải hiệu quả. Vậy hệ số phát thải khí nhà kính là gì? Ý nghĩa và các ứng dụng của hệ số này như thế nào? Cùng SUNEMIT tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hệ số phát thải khí nhà kính là gì?

Hệ số phát thải khí nhà kính là lượng khí nhà kính thải ra môi trường cho mỗi đơn vị năng lượng tiêu thụ hoặc sản xuất.

Khi đó, dựa vào tổng lượng năng lượng được sử dụng, doanh nghiệp có thể ước tính lượng khí thải phát ra từ các hoạt động sản xuất và tiêu thụ của mình. Từ đó có phương pháp hạn chế và điều chỉnh lượng phát thải phù hợp với quy định kiểm kê khí nhà kính của nhà nước.

Hệ số phát thải nhà kính cũng tương đương với Hệ số phát thải CO2 theo IPCC (IPCC – Intergovernmental Panel on Climate Change là Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu). Tuy nhiên, hệ số phát thải khí nhà kính không chỉ giới hạn ở CO2 mà còn bao gồm các khí nhà kính khác. Trong khi đó, hệ số phát thải CO2 theo IPCC chỉ tập trung vào loại khí thải CO2.

Tuy nhiên CO2 là loại khí nhà kính chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 76%) trong tổng lượng khí thải nhà kính nên người ta thường sử dụng 2 khái niệm Hệ số phát thải nhà kính và Hệ số phát thải CO2 theo IPCC là một.

hệ số phát thải khí nhà kính

Ý nghĩa của hệ số phát thải khí nhà kính

Hệ số phát thải khí nhà kính có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia.

  • Đối với các tổ chức, doanh nghiệp: Giúp các đơn vị này tính toán được lượng khí thải nhà kính phát ra từ các hoạt động tiêu thụ năng lượng, sản xuất và xử lý rác thải của mình. Nhờ đó, có các biện pháp để giảm thiểu phát thải khí nhà kính hiệu quả.
  • Đối với quốc gia: Hệ số này giúp chuẩn hóa việc đo lường và theo dõi lượng phát thải. Từ đó, giúp các cơ quan quản lý có thể đánh giá mức độ phát thải và có những cơ chế, chính sách phù hợp với những đơn vị có mức phát thải cao.

Hệ số phát thải CO2 theo các dạng năng lượng

Hệ số phát thải CO2 sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng dạng năng lượng, công nghệ sản xuất và chất lượng nhiên liệu:

  • Tùy thuộc vào loại năng lượng: Đối với dạng năng lượng hóa thạch (gồm: than đá, dầu mỏ, khí đốt) thì hệ số phát thải CO2 sẽ cao hơn nhiều so với các loại năng lượng sạch như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió.
  • Tùy thuộc vào công nghệ sản xuất và sử dụng năng lượng, hệ số phát thải CO2 cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, một nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại thì hệ số phát thải sẽ thấp hơn các nhà máy sử dụng công nghệ cũ.
  • Tùy thuộc vào chất lượng nhiên liệu: Nếu sử dụng nhiên liệu có chất lượng cao thì hệ số phát thải CO2 sẽ thấp hơn. Ví dụ như sử dụng than sạch sẽ có hệ số phát thải thấp hơn so với sử dụng than bùn (chất lượng thấp hơn).

Danh mục hệ số phát thải khí nhà kính theo từng lĩnh vực

Phụ lục I, Danh mục hệ số phát thải khí nhà kính đặc trưng quốc gia Việt Nam;

Phụ lục II, Danh mục hệ số phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng;

Phụ lục III, Danh mục hệ số phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm;

Phụ lục IV, Danh mục hệ số phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất;

Phụ lục V, Danh mục hệ số phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải.

Cách tính lượng phát thải khí nhà kính

Dựa vào hệ số phát thải khí nhà kính, chúng ta có thể dễ dàng tính được lượng khí nhà kính thải ra môi trường.

Lượng khí nhà kính phát thải = Hệ số phát thải khí nhà kính x Lượng nhiên liệu tiêu thụ

Ví dụ, nếu doanh nghiệp tiêu thụ hết 100 tấn nhiên liệu dầu và Hệ số phát thải CO2 của dầu diesel là 2,5 thì doanh nghiệp đó sẽ phát ra lượng khí thải nhà kính là 250 tấn CO2.

TOE là gì? Cách quy đổi các dạng năng lượng sang TOE?

Theo Nghị định 21/2011/NĐ-CP của Chính phủ, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có mức tiêu thụ năng lượng hàng năm từ một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên; các công trình như trụ sở làm việc, văn phòng, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, mục đích giải trí, thể dục thể thao, cũng như khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có mức tiêu thụ năng lượng hàng năm từ 500 TOE trở lên.

»» Danh sách các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính năm 2024

TOE (viết tắt của ton of oil equivalent – tấn dầu quy đổi) là một đơn vị đo lường được sử dụng để quy đổi các dạng năng lượng khác nhau về cùng 1 đơn vị. 1 TOE tương đương với năng lượng sinh ra từ việc đốt 1 tấn dầu thô.

Nguyên nhân có đơn vị quy đổi này là do trên thực tế, các doanh nghiệp cần nhiều nguồn năng lượng khác nhau để thực hiện các hoạt động sản xuất. Trong khi đó, mỗi nguồn năng lượng lại có các đơn vị đo khác nhau khiến cho việc đánh giá tổng mức năng lượng tiêu thụ của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Do đó, đơn vị TOE đã được đưa ra để quy đổi tất cả các nguồn năng lượng khác nhau về cùng 1 đơn vị để dễ dàng cho việc tính toán và đánh giá tổng mức năng lượng phát thải.

Với đơn vị quy đổi này, các doanh nghiệp có thể tự quy đổi các dạng năng lượng khác như than, khí đốt, điện, năng lượng tái tạo… sang đơn vị TOE.

Bảng quy đổi các dạng năng lượng sang TOE

hệ số phát thải khí nhà kính và TOE

Mối quan hệ giữa TOE và hệ số phát thải khí nhà kính

Quy đổi năng lượng thành phát thải

Mỗi loại nhiên liệu hóa thạch đều có 1 hệ số phát thải khác nhau. TOE cho phép quy đổi các dạng năng lượng hóa thạch này thành 1 đơn vị chung để dễ dàng tính tổng lượng khí nhà kính sinh ra.

So sánh mức tiêu thụ năng lượng giữa các nguồn

Bằng cách chuyển đổi tất cả các nguồn năng lượng thành TOE và áp dụng hệ số phát thải tương ứng, chúng ta có thể so sánh nguồn năng lượng nào tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và sinh ra lượng khí thải lớn hơn.

Tính toán tổng mức phát thải và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền

Từ các nguồn năng lượng khác nhau, doanh nghiệp sẽ quy đổi về đơn vị TOE, sau đó nhân với hệ số phát thải để xác định tổng lượng khí nhà kính phát thải để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.

Trên thế giới, các cơ quan quốc tế cũng thường dùng TOE để thống nhất đơn vị đo lường và so sánh mức phát thải khí nhà kính giữa các quốc gia.

Do đó, có thể thấy TOE và hệ số phát thải khí nhà kính có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng thường kết hợp chung để giúp các đơn vị, tổ chức và cả chính phủ đánh giá, so sánh, theo dõi hiệu quả sử dụng năng lượng và mức phát thải khí nhà kính giữa các nguồn, từ đó có những phương án giảm phát thải hiệu quả.

Ứng dụng của hệ số phát thải CO2

Hệ số phát thải CO2 hay hệ số phát thải khí nhà kính có những ứng dụng quan trọng sau:

  • Tính toán và đánh giá lượng phát thải: Dựa trên mức tiêu thụ nhiên liệu thực tế, doanh nghiệp có thể tính toán lượng khí nhà kính thải ra từ các hoạt động sản xuất và tiêu thụ của mình.
  • Lập kế hoạch giảm phát thải: Khi tính toán được lượng khí thải tạo ra dự kiến, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch giảm thiểu bằng cách cải tiến quy trình sản xuất, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo hoặc sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch để đảm bảo lượng phát thải carbon không vượt quá quy định của nhà nước.
  • Xây dựng các mô hình dự báo biến đổi khí hậu: Hệ số phát thải khí nhà kính còn được ứng dụng để xây dựng các mô hình dự báo biến đổi khí hậu và tiến tới một hành tinh xanh.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hệ số phát thải khí nhà kính, ý nghĩa của hệ số phát thải và những khái niệm liên quan, hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Cùng theo dõi SUNEMIT để cập nhật các kiến thức về ngành năng lượng, khí thải nhà kính, biến đổi khí hậu và các thông tin khác nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger