Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Cách kết nối nhiều bộ biến tần năng lượng mặt trời với nhau

Để tăng công suất và nâng cao hiệu quả của hệ thống điện mặt trời, chúng ta cần kết nối nhiều biến tần năng lượng mặt trời với nhau. Vậy làm thế nào để kết nối các biến tần lại với nhau? Quá trình này có thể phức tạp và tiềm ẩn những rủi ro nếu không được lắp đặt đúng cách. Vì vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây để thực hiện đúng cách bạn nhé!

Lưu ý để kết nối nhiều bộ biến tần năng lượng mặt trời với nhau, bạn cần đảm bảo các bộ biến tần tương thích.

Vì sao phải kết nối nhiều bộ biến tần năng lượng mặt trời với nhau?

Trên thực tế, có nhiều lý do cho việc kết nối nhiều biến tần năng lượng mặt trời, chẳng hạn như:

Trường hợp mở rộng công suất: Khi nhu cầu năng lượng tăng lên, ngoài việc lắp thêm các tấm pin mặt trời, người dùng có thể phải lắp thêm nhiều bộ biến tần cho hệ thống của mình. Điều này giúp tăng công suất và tăng sản lượng điện tạo ra cho toàn hệ thống.

Dự phòng: Đối với những hệ thống điện mặt trời quy mô lớn, việc có các biến tần khác dự phòng sẽ giúp hệ thống vẫn hoạt động bình thường khi chẳng may có một biến tần gặp lỗi hoặc hỏng hóc. Điều này đảm bảo năng lượng được cung cấp liên tục mà không bị gián đoạn.

Tối ưu hóa việc phân phối điện năng: Đối với các hệ thống phức tạp, năng lượng cần được phân phối ở nhiều vị trí khác nhau với các tải khác nhau. Việc lắp đặt nhiều biến tần sẽ giúp hệ thống quản lý và phân phối năng lượng hiệu quả hơn. Đảm bảo các tải đều nhận được lượng điện năng phù hợp để nâng cao hiệu quả chung.

Cách kết nối nhiều bộ biến tần năng lượng mặt trời

Các cấu hình kết nối biến tần năng lượng mặt trời

Việc kết nối giữa các biến tần năng lượng mặt trời với nhau có 3 hình thức đó là: kết nối song song, kết nối nối tiếp và kết nối kết hợp. Trong đó, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng.

Kết nối song song

Đối với kết nối song song, đầu ra AC từ nhiều bộ biến tần sẽ được kết hợp để tăng tổng công suất đầu ra. Cấu hình này tương đối phổ biến trong các hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới, đặc biệt với những hệ thống tiêu thụ lượng điện năng cao. Khi đó, bằng cách nối song song các bộ biến tần, hệ thống có thể cung cấp năng lượng cho các tải lớn hơn. Vì thế mà phương pháp này thường được ứng dụng trong các khu công nghiệp và thương mại cần nguồn điện lớn và ổn định.

Kết nối nối tiếp

Khi lắp nối tiếp các biến tần, điện áp tổng thể của hệ thống sẽ tăng. Cấu hình này ít phổ biến hơn trong các hệ thống điện mặt trời thông thường, nhưng trong các trường hợp yêu cầu điện áp cao hơn, chẳng hạn như dùng để truyền tải điện đường dài hoặc thiết bị điện áp cao thì sẽ rất hữu ích. Bởi nó có thể giúp giảm tải dòng điện và giảm chi phí đi dây.

Kết hợp nối tiếp và song song

Việc kết hợp cả 2 phương pháp đấu nối tiếp và song song giúp mang đến sự linh hoạt trong thiết kế hệ thống. Cấu hình này sẽ phù hợp với những tình huống phức tạp, bao gồm cả những nơi có lưới điện hoặc không có lưới điện.

kết nối nhiều biến tần năng lượng mặt trời
Kết nối nhiều biến tần năng lượng mặt trời như thế nào?

Các bước để kết nối các biến tần năng lượng mặt trời

Bước 1: Chuẩn bị không gian và địa điểm lắp đặt biến tần.

Để lắp đặt nhiều biến tần, bạn cần một không gian đủ lớn, đảm bảo khoảng cách thích hợp giữa các biến tần. Điều này sẽ giúp thông gió và ngăn ngừa quá nhiệt, giúp duy trì hiệu suất tối ưu cho biến tần.

Bên cạnh đó, cần chú ý lắp biến tần ở nơi có cơ sở hạ tầng dây điện cần thiết để đảm bảo biến tần được lắp đặt an toàn và hiệu quả.

Bước 2: Lắp đặt cố định các bộ biến tần năng lượng mặt trời.

Biến tần cần được lắp chắc chắn vào tường để tránh bị rung lắc hoặc di chuyển dẫn đến hư hỏng. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu suất và ổn định lâu dài cho biến tần.

Lưu ý cần lắp tiếp địa đúng cách cho từng bộ biến tần năng lượng mặt trời nhằm đảm bảo sự an toàn cho hệ thống năng lượng, an toàn cho người sử dụng, cũng như tuân thủ các quy định về điện.

Bước 3: Kết nối các bộ biến tần với nhau.

  • Đấu song song
  1. Đầu vào DC: Kết nối đầu ra DC từ hệ thống pin mặt trời với đầu vào DC trên các bộ biến tần năng lượng mặt trời. Đảm bảo việc đấu nối an toàn và hệ thống dây điện có kích thước phù hợp với dòng điện chạy qua.
  2. Đầu ra AC: Kết nối các đầu ra AC của mỗi bộ biến tần với nhau bằng hộp kết hợp hoặc bộ kết nối song song để tạo ra một đầu ra AC duy nhất.
  3. Kết nối với lưới hoặc tải: Tùy thuộc vào thiết kế hệ thống của bạn, đầu ra AC sau đó sẽ được đấu nối với bảng phân phối chính hoặc trực tiếp với lưới điện. Việc đồng bộ với lưới điện đúng cách sẽ giúp hệ thống có thể hoạt động ổn định.
  • Đấu nối tiếp
  1. Đầu ra DC: Kết nối đầu ra DC từ một bộ biến tần với đầu vào DC của bộ biến tần tiếp theo, lặp lại cho đến khi tất cả các biến tần được kết nối. Chú ý, đảm bảo điện áp nằm trong thông số kỹ thuật của bộ biến tần.
  2. Đầu ra AC: Bộ biến tần cuối cùng sẽ cung cấp đầu ra AC. Đầu ra AC sau đó có thể được kết nối với lưới điện hoặc tải được chỉ định khi cần thiết.

Bước 4: Kiểm tra toàn bộ hệ thống.

  • Bật nguồn từng bộ biến tần để xác nhận chúng vẫn hoạt động bình thường mà không xảy ra bất kỳ thông báo lỗi nào.
  • Kiểm tra tần số và điện áp của từng biến tần, đảm bảo đồng bộ hóa đúng với tần số và điện áp của lưới điện.
  • Cài đặt phần mềm theo dõi trên điện thoại để giám sát đầu ra của từng bộ biến tần, đảm bảo tất cả các bộ biến tần hoạt động hiệu quả.

Bước 5: Kiểm tra an toàn điện.

  • Kiểm tra tất cả các kết nối để đảm bảo chúng an toàn, tránh trường hợp dây dẫn hở hoặc lỏng lẻo gây mất an toàn về điện.
  • Lắp đặt cầu chì hoặc cầu giao để bảo vệ hệ thống khỏi tình trạng quá tải. Điều này giúp bảo vệ biến tần khỏi hư hỏng khi xảy ra quá tải, đồng thời bảo vệ an toàn cho hệ thống điện.

kỹ thuật đấu nối nhiều biến tần năng lượng mặt trời

Những vấn đề cần lưu ý khi kết nối nhiều bộ biến tần

Trong quá trình kết nối nhiều biến tần với nhau có thể xảy ra những vấn đề sau:

Khả năng không tương thích giữa các biến tần

Nếu sử dụng những biến tần không tương thích (bao gồm định mức điện áp và giao thức kết nối), việc kết nối có thể dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả hoặc làm hư hỏng biến tần.

Có thể gây sụt áp nếu lắp các biến tần quá xa nhau

Nên sử dụng cáp có kích thước phù hợp để có thể xử lý dòng điện và giữ khoảng cách giữa các bộ biến tần càng ngắn càng tốt. Vì nếu để cáp chạy dài có thể gây sụt áp và giảm hiệu suất của toàn hệ thống.

Vấn đề đồng bộ hóa lưới điện

Đối với các hệ thống hòa lưới, biến tần phải đồng bộ với tần số và điện áp của lưới. Nếu không đồng bộ, hệ thống có thể bị tắt.

Vấn đề quá nhiệt

Cần đảm bảo thông gió cho hệ thống biến tần, không nên lắp các biến tần quá gần nhau vì có thể tạo ra nhiệt quá mức. Nếu cần hãy cân nhắc lắp đặt hệ thống làm mát xung quanh.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách kết nối nhiều bộ biến tần năng lượng mặt trời với nhau, hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu bạn vẫn chưa biết cách lắp biến tần một cách hiệu quả và an toàn, hãy liên hệ SUNEMIT để được tư vấn và hỗ trợ ngay bạn nhé!

Đánh giá bài viết
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger