Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Năng lượng tái tạo của Việt Nam là “cơ hội vàng” cho các nước ASEAN.

Điện năng lượng mặt tiện trời SUNEMIT nhận được thông tin về: “Năng lượng tái tạo của Việt Nam là cơ hội vàng cho các nước ASEAN”. Chúng tôi xin đưa ngắn gọn dựa trên việc thu nhập thông tin của SUNEMIT về vấn đề có liên quan đến sự phát triển của ngành Điện mặt trời Việt Nam.

năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là nguồn năng lượng mặt trời. Theo báo cáo tổng kết năm 2020 hệ thống lắp đặt năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam đã bổ sung thêm 9,3GW vào lưới điện quốc gia. Điều này giúp cho Việt Nam đạt một kỷ lục mới trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời.

Chính sách hỗ trợ năng lượng mặt trời áp mái đặc biệt

Vào tháng 12/2020, điện mặt trời áp mái của Việt Nam đã tăng gấp 8 lần so với năm 2019. Với 6GW trong tổng số 9,3GW được lắp đặt vào những tháng cuối năm 2020, khi mà chính sách thuế ưu tiên đối với năng lượng mặt trời áp mái sắp hết hạn. Điều này đã giúp Việt Nam trở thành thị trường lớn thứ 3 trong thị trường năng lượng tái tạo trên thế giới. 

Việc Việt Nam thực hiện các chính sách hỗ trợ năng lượng mặt trời áp mái cũng tương đối khác so với các nước láng giềng ASEAN. Trong khi đó các nước thành viên ASEAN khác thúc đẩy sử dụng năng lượng mặt trời bằng cách đo mức tự tiêu thụ như ở Malaysia, Thái Lan,… thì tại Việt Nam lại áp dụng biểu giá Fit. Xét về phương diện tối ưu thì phương án này có lợi hơn đối với các chủ đầu tư, bởi họ có thể chọn lắp đặt năng lượng mặt trời áp mái để tự tiêu thụ hoặc bán cho lưới điện.

Không chỉ ở các khu dân cư mà ở các xí nghiệp, khu công nghiệp và thương mại của Việt Nam đã thu hút được rất nhiều vốn đầu tư từ năng lượng mặt trời áp mái, với khoảng 101.000 công trình được lắp đặt tính đến nay. 

Bùng nổ năng lượng mặt trời tại Việt Nam ảnh hưởng ra sao đến khối ASEAN?

Với thành công mà chúng ta đạt được đã gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất điện của đất nước. Dự thảo Quy hoạch điện VIII mới đây cho thấy năng lượng tái tạo đóng một vai trò lớn trong lĩnh vực năng lượng hiện nay. Việt Nam sẽ tăng công suất truyền tải nâng cấp nhằm vận hành lưới điện một cách linh hoạt hơn, đồng nghĩa với đó là công suất năng lượng truyền thống (than, dầu, khí đốt,…) phải giảm xuống. Việc này được quyết định khi mà tỷ lệ năng lượng tái tạo trong lưới điện ngày càng cao. 

Cũng theo dự thảo Quy hoạch điện VIII thì sẽ có một lượng lớn nhà máy than điện sẽ phải đóng cửu. Dự kiến trong giai đoạn 2026-2030 thì Việt Nam sẽ không có thêm nhà máy nhiệt điện than mới nào. Đồng thời, năng lượng mặt trời và gió sẽ chiếm 28% tổng công suất hệ thống vào năm 2030 và 41% vào năm 2045. 

Với sự phát triển của năng lượng mặt trời đã tác động đến các quyết định như nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp công suất, tăng tính linh hoạt của hệ thống điện… đều được tính toán dựa vào thành công của năng lượng tái tạo. 

Nếu Việt Nam tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo với tốc độ như hiện nay thì sẽ thúc đẩy ASEAN đạt được mục tiêu 23% năng lượng tái tạo trong tổng cơ cấu năng lượng vào năm 2025. Việt Nam là quốc gia tiềm năng của tổ chức ASEAN về năng lượng tái tạo và vượt xa Thái Lan – quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này. 

Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng ASEAN lần thứ 6, để đạt mục tiêu, ASEAN cần bổ sung tích lũy công suất tái tạo 138 GW trong 5 năm với, với năng lượng mặt trời (56%) và thủy điện (22%), cũng như sẽ cần 149 tỷ USD đầu tư tích lũy bổ sung cho đến năm 2025.

Việt Nam có thể tạo động lực lớn cho điện lưới khu vực ASEAN. dự án kết nối điện Lào – Thái Lan – Malaysia, và đang có xu hướng mở rộng sang cả các nước Singapore. Theo đó, sẽ thực hiện mua bán điện song phương hoặc đa phương do có nguồn thủy điện lớn.

Tuy nhiên với những rủi ro về biến đổi khí hậu hiện nay thì đã làm gia tăng thêm thách thức trong việc duy trì các nguồn cung cho tuyến liên kết xuất nhập khẩu ở khu vực sông Mekong vào mùa khô. 

Sẽ có các dự án kết nối điện trong ASEAN?

Tại phía Nam của Việt Nam đang tăng cường lắp đặt năng lượng mặt trời và gió. Như vậy, khả năng kết nối mới với các nước láng giềng ASEAN đang trở nên khả thi hơn. Có thể không lâu nữa, bùng nổ năng lượng mặt trời ở Việt Nam sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại đa phương mới trong khuôn khổ Lưới điện ASEAN.

Với xu hướng phát triển như hiện nay thì chắc hẳn ở tương lai không xa thì Việt Nam có thể bán lượng điện năng lượng tái tạo dư thừa cho Campuchia, tạo liên kết Việt Nam – Campuchia – Thái Lan – Malaysia.

Việt Nam đã trở thành tâm điểm toàn cầu về đầu tư năng lượng tái tạo dựa vào 2 chương trình vào năm 2019 và 2020 lần lượt là: chương trình FiT năng lượng mặt trời và năng lượng mặt trời áp mái. Do vậy, với khung pháp lý thuận lợi, tới đây Việt Nam nói riêng cũng như khu vực ASEAN nói chung sẽ nhận được hàng loạt các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Với tốc độ phát triển kinh tế thì ASEAN được kỳ vọng nhu cầu từ các nguồn năng lượng bền vững sẽ tăng nhanh, cùng với hàng tỷ USD đầu tư vào năng lượng tái tạo. Việt Nam sẽ là quốc gia then chốt, đóng vai trò quan trọng và giúp cho ASEAN đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.

Trên đây là nội dung thông tin SUNEMIT thu thập được để gửi đến quý khách hàng tham khảo. Hy vọng có thể đóng góp được một phần vào sự phát triển chung của Hệ thống Năng lượng sạch và Điện mặt trời Việt Nam

Đánh giá bài viết
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger