Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Đề xuất cơ chế riêng về giá mua điện mặt trời cho miền Bắc

Ngày 24/2/2021, Điện mặt trời SUNEMIT nhận được thông tin về “Đề xuất cơ chế riêng về giá mua điện mặt trời cho miền Bắc”. Chúng tôi xin đưa ngắn gọn dựa trên việc thu thập thông tin của SUNEMIT về vấn đề có liên quan đến sự phát triển của ngành Điện mặt trời Việt Nam như sau:

Năng lượng tái tạo đang dần phát triển và thay thế năng lượng hóa thạch. Việc phát triển nguồn năng lượng này được quan tâm và chú trọng, vì vậy nhà nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về giá khi mua và lắp đặt điện năng lượng mặt trời, đặc biệt là khu vực phía Bắc.

cơ chế riêng về giá mua điện mặt trời cho miền bắc

Miền Bắc sẽ có cơ chế giá điện mặt trời riêng

Trong ngày 22/02 vừa qua, Bộ Công thương cho biết, về việc xin ý kiến về Dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Trong bản dự thảo cho biết, đến hết năm 2020, nguồn điện mặt trời (ĐMT) nối lưới đã được đưa vào vận hành lên tới khoảng 9.000 MW. Với số lượng công suất lớn như vậy thì quả thật ngành điện mặt trời đang phát triển và tác đông tích cực đến việc phát triển đất nước – đây là yếu tố mà Nhà nước quan tâm. 

Với quy mô công suất các dự án điện mặt trời lớn và dự báo sẽ được bổ sung vào quy hoạch là trên 13 GW, tổng quy mô đăng ký xây dựng nhưng chưa được bổ sung khoảng 50 GW. Với tổng lượng công suất trên sẽ tạo ra lượng điện lớn đảm bảo phục vụ đủ điện.

Tiềm năng mà điện mặt trời đem lại rất lớn và tổng tiềm năng kỹ thuật của điện mặt trời rất lớn lên tới 1.646 GW. Tuy nhiên nếu để nghiên cứu khách quan về điều kiện khả năng xây dựng và tiềm năng kinh tế theo từng tỉnh thì tổng quy mô tiềm năng có thể phát triển của ĐMT toàn quốc khoảng 386 GW, tập trung chủ yếu ở miền Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Dự thảo cũng nêu rõ về nhu cầu điện ở miền Bắc có tốc độ tăng trưởng cao hơn miền Nam trong những năm tới, cụ thể là khoảng sau năm 2035. Trong khi đó các dự án điện mặt trời ở miền Bắc lại không nhiều, vị trí xây dựng và lắp đặt nguồn điện còn nhiều hạn chế.

Do đó từ năm 2023, khu vực miền Bắc có thể sẽ phải nhận điện từ khu vực miền Trung và Bắc Trung Bộ. Vì thế, tại khu vực này sẽ được xem xét cơ chế khuyến khích đầu tư điện mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung.

» Có thể bạn quan tâm: Có nên lắp điện mặt trời ở Hà Nội và miền Bắc không?

Số công suất đăng ký điện mặt trời lớn

Trong bản dự thảo nêu: So với quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong giai đoạn đến 2030, chương trình phát triển nguồn điện của Quy hoạch điện VIII có những thay đổi lớn như: Phát triển với quy mô lớn nguồn điện gió với công suất gấp 3 lần, công suất nguồn điện mặt trời (ĐMT) gần gấp 2 lần.

Tuy nhiên quy hoạch lại chưa thể đáp ứng được công suất đăng ký nguồn điện do quá lớn.

Về điện mặt trời, năm 2030 tại khu vực Tây Nguyên đạt 1500 MW, nhưng tổng công suất đăng ký đầu tư là 5500MW khu vực Nam Trung Bộ tính toán đạt khoảng 5200 MW nhưng đã đăng ký tới 11600 MW, khu vực Nam Bộ dự kiến đạt khoảng 9200 MW nhưng đã đăng ký 14800 MW.

Với mức công suất đăng ký lớn như vậy thì khó có thể đáp ứng được. Do vậy, cần phải tính toán kỹ lưỡng và tối ưu, một cách tổng thể, dài hạn bởi nếu không nghiên cứu kỹ thì rất có thể sẽ dẫn đến việc đầu tư mất cân đối nguồn điện vùng miền, gây khó khăn trong vận hành hệ thống điện và lãng phí trong đầu tư hạ tầng lưới điện, hậu quả là tổn thất lâu dài về kinh tế và xã hội.

Trên đây là nội dung thông tin SUNEMIT thu thập được để gửi tới Quý khách hàng tham khảo. Hy vọng có thể đóng góp một phần vào sự phát triển chung của Hệ thống Năng lượng sạch và Điện mặt trời Việt Nam

Đánh giá bài viết
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger