Hãy để Điện Mặt Trời phục vụ bạn 24/7

Các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

Ngày 24/2/2021, Điện mặt trời SUNEMIT nhận được thông tin về “Các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời tại Việt Nam”. Chúng tôi xin đưa ngắn gọn dựa trên việc thu thập thông tin của SUNEMIT về vấn đề có liên quan đến sự phát triển của ngành Điện mặt trời Việt Nam như sau:

Điện năng lượng mặt trời đang là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm đến bởi đây là một hệ thống sử dụng nguồn năng lượng sạch tái tạo, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính. Vì thế mà Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương, tập đoàn Điện lực Việt Nam ra soát vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời ở nước ta.

Ngành năng lượng điện mặt trời đang được thúc đẩy và khuyến khích phát triển với quy mô lớn. Thấy rõ tác hại của nguồn năng lượng hóa thạch tác động đến môi trường và nguy cơ cạn kiệt trong tương lai, đồng thời thấy được cái lợi của hệ thống mặt trời đem lại trong cả đời sống – sản xuất và kinh doanh. Thì Chính phủ đã khuyến khích sử dụng bằng cách đưa ra rất nhiều chính sách đãi ngộ để kích cầu, đồng thời đưa ra những yêu cầu nhất định đối với những cá nhân, tổ chức có dự định lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời ở Việt Nam

Thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam; tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 414/TTg-CN ngày 08 tháng 4 năm 2020 chỉ đạo tổ chức thực hiện Quyết định này, trong đó yêu cầu Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành, địa phương có liên quan quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch quy hoạch và đầu tư phát triển điện mặt trời ở nước ta theo đúng quy định, đảm bảo mục tiêu phát triển và hiệu quả kinh tế chung; kiên quyết chống tiêu cực, tham nhũng và các hành vi lợi dụng chính sách để trục lợi; xử lý nghiêm nếu có vi phạm. Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2020 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời; đồng thời, có hướng dẫn cụ thể về thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà.

Việc chính phủ đưa ra hàng loạt các chính sách, thông tư, văn bản có thể thấy Chính phủ đang rất “thoải mái” đối với việc đầu tư và phát triển điện năng lượng mặt trời nhưng cũng đồng thời kiên quyết chống tiêu cực và tham nhũng trên mọi phương diện, tránh những kẻ tham ô chuộc lợi. Cung cấp mẫu hợp đồng mua bán cụ thể chính xác cho các dự án điện mặt trời.

Trong vài năm gần đây thấy được thế mạnh và tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời chúng ta đã thu được nhiều kết quả tích cực, thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư vào nước ta, góp phần khai thác hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời có nhiều tiềm năng ở nước ta, qua đó đảm bảo cung ứng điện, an ninh năng lượng. Theo số liệu thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến cuối năm 2020, tổng công suất nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia chưa tính đến điện mặt trời mái nhà đạt khoảng trên 62.000 MW, trong đó, công suất các nguồn điện mặt trời trên mặt đất đạt 8.838 MW; công suất nguồn điện mặt trời trên mái nhà tham gia cung ứng điện đến cuối năm 2020 ghi nhận khoảng 8.000 MW. Đây là những con số thực tế phản ánh tốc độ và tiềm năng phát triển của nước ta, trong năm 2020 đã triển khai nhiều dự án điện mặt trời quy mô vừa – lớn. Đã có rất nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp lắp đặt và sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời. Vì thế chúng ta có thể hoàn toàn tin rằng đây sẽ là xu hướng phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà không được kiểm soát phù hợp với nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt vào tháng 12 năm 2020 gây khó khăn trong công tác vận hành hệ thống điện quốc gia, nhất là do đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh theo hướng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế của nước ta, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện giảm. Đại dịch COVID-19 đã kìm hãm sự phát triển của tất cả các ngành các lĩnh vực trong đó có điện mặt trời. Tổng điện năng đã giảm đi đáng kể các dự án bị trì trệ và đây là rào cản mà các kỹ sư điện mặt trời phải vượt. 

Để giải quyết vấn đề trước mắt từ tháng đầu năm 2021, EVN đã phải xây dựng và thực hiện phương án cắt giảm nguồn điện mặt trời, cũng như nguồn điện năng lượng tái tạo khác trong hệ thống điện quốc gia, có thể gây lãng phí nguồn lực xã hội và tâm lý lo lắng, bức xúc của nhiều nhà đầu tư. Đã có nhiều phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án EVN dự kiến cắt giảm phát nguồn năng lượng tái tạo trong năm 2021.

Như chúng tôi đã nói ở trên, Chính phủ nghiêm túc xử lý hành vi trục lợi chính sách điện mặt trời áp mái. 

  • Thực hiện rà soát tổng thể việc triển khai các dự án điện mặt trời mặt đất và điện mặt trời mái nhà hiện nay; hướng dẫn thực hiện theo đúng cơ chế, quy định đã được ban hành, xử lý ngay các vấn đề phát sinh chưa lường hết trong phát triển điện mặt trời, nhất là điện mặt trời mái nhà thời gian qua, không để xảy ra các hậu quả xấu.
  • Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về phát triển điện mặt trời mái nhà tại các địa phương, các công ty điện lực thời gian vừa qua, bảo đảm theo đúng quy định; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm nếu có, nhất là các hành vi trục lợi chính sách trong triển khai điện mặt trời áp mái.
  • Đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả tốt nhất đối với nguồn năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng mặt trời trong thời gian tới, tuyệt đối không để xảy ra việc có sơ hở trong các cơ chế, chính sách ban hành; chỉ đạo xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc cắt giảm nguồn điện năng lượng tái tạo đã đưa vào vận hành, hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế của nhà đầu tư và lãng phí nguồn năng lượng tái tạo của đất nước.
  • Rà soát tổng thể các nguồn điện hiện đang triển khai hiện nay, cập nhật cân đối cung – cầu điện giai đoạn tới để tăng cường công tác quản lý quy hoạch tốt nhất; đồng thời khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, trình Thủ tướng Chính phủ.

Dù biết rằng đây là ngành có tiềm năng lớn trong tương lai nhưng Thủ tướng cũng không vì vậy mà để phát triển ồ ạt điện mặt trời. 

  • Yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm theo đúng quy định pháp luật được cấp có thẩm quyền ban hành và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công Thương về phát triển điện mặt trời mặt đất và trên mái nhà.
  • Không để xảy ra tình trạng phát triển ồ ạt điện mặt trời trên địa bàn theo phong trào, thiếu sự kiểm soát gây quá tải lưới điện khu vực và hậu quả xấu sau này.
  • phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, EVN trong công tác kiểm tra, thanh tra về phát triển điện mặt trời mái nhà tại địa phương, các công ty điện lực thời gian vừa qua.
  • xử lý nghiêm trong phạm vi thẩm quyền các sai phạm nếu có.

Trên đây là nội dung thông tin SUNEMIT thu thập được để gửi tới Quý khách hàng tham khảo. Hy vọng có thể đóng góp một phần vào sự phát triển chung của Hệ thống Năng lượng sạch và Điện mặt trời Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)
Ấn gọi nhanh
Gọi ngay
Ấn gọi nhanh
Tư vấn Về chúng tôi Zalo Messenger